Giới thiệu chung về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder O.C.D.) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, như nỗi sợ sự dơ bẩn đi kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể, như tắm rửa quá nhiều. Những hành động này giúp kiểm soát và giảm bớt những nỗi sợ gây ra bởi những ý nghĩ ám ảnh. Một tình trạng thường thấy là những ý nghĩ ám ảnh không đi kèm hành động, và cũng có thể những hành động cưỡng chế lại không đi kèm ý nghĩ, tuy nhiêm trường hợp sau tương đối hiếm.

Vây, khi nào một thói quen được coi là hành vi cưỡng chế? Đây là một câu hỏi khó, vì luôn có một ranh giới rất nhỏ giữa việc có thói quen làm một việc gì đó mà không có vấn đề gì, và việc thực hiện hành động ấy một cách ám ảnh. Ví dụ, nếu bạn hút bụi nhà mình một lần mỗi ngày, bạn chỉ cho rằng bản thân mình là người biết chăm chút, tuy nhiên một số người khác sẽ thấy rằng việc ấy là thừa thãi – hầu hết mọi người chỉ hút bụi nhà một tuần một lần. Nhưng nếu một vài tiếng sau khi bạn hút bụi nhà, bạn lại thấy cần thiết phải hút bụi lần nữa vì còn một vài miếng bông trên thảm trải sàn, rất có thể bạn đang bị ám ảnh.

Một cách để kiểm tra là hãy không hút bụi nhà trong một ngày để xem bản thân cảm thấy thế nào. Bạn thấy thư giãn vì có thêm thời gian dành cho bản thân, hay bạn lo lắng liên tục vì nhà bẩn hoặc vì bạn chưa hoàn thành việc nhà? Hãy suy nghĩ về phản ứng của bản thân và quyết định xem bạn có thể mắc hội chứng này không.

24/365 Fighting ocd by Victor Mui

24/365 Fighting ocd by Victor Mui

Ví dụ về các ám ảnh (Obsessions)

  • Sợ hành vi đáng xấu hổ của bản thân
  • Cái chết và thiên tai
  • Sự ô nhiễm, dơ bẩn
  • Suy nghĩ ám ảnh về tình dục
  • Sự sắp xếp có trật tự, hài hòa, đối xứng
  • Bị quấy rầy bởi những ý nghĩ, hình ảnh không mong muốn
  • Không hài lòng với cơ thể

Ví dụ về các hành vi cưỡng chế (Compulsions)

  • Lau chùi
  • Tắm giặt
  • Kiểm tra
  • Đếm
  • Đo
  • Những hành động, việc làm lặp đi lặp lại
  • Thú nhận những tội lỗi tự tưởng tượng ra
  • Tích trữ
  • Chậm chạp

Nguyên nhân chính xác của chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế chưa được xác định, tuy nhiên đã có một số chứng cứ chỉ ra rằng sự thiếu cân bằng chất dẫn truyền thần kinh gọi là serotonin, hoặc sự gián đoạn quá trình sự trao đổi chất của serotonin có liên quan đến chứng rối loạn này. Điều này được chứng minh bởi sự phục hồi của các bệnh nhân khi họ sử dụng những thuốc làm tăng lượng serotinin trong não (ví dụ Anafranil, Prozac, Zoloft và Paxil). Lĩnh vực này cần được nghiên cứu sâu hơn.

Giống như các chứng rối loạn lo âu khác, OCD có thể được điều trị bằng cách tự “phơi nhiễm” (tức là không lảng tránh tình huống gây lo lắng và không thực hiện hành vi lặp lại) và các liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), đôi khi áp dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm (Anti-depressants). Quá trình phục hồi thường tương đối chậm nhưng việc cố gắng, nỗ lực sẽ đạt được kết quả tích cực và việc phục hồi hoàn toàn là điều có thể.

Thông tin bổ sung về các ám ảnh/hành vi cưỡng chế:

Dưới đây là các loại suy nghĩ ám ảnh thường gặp nhất ở những người mắc OCD. Lưu ý: Chỉ là suy nghĩ ám ảnh. Đa phần những người măc OCD là những người không bao giờ hành động thật mà họ chỉ “lo sợ” rằng tại sao mình có những ý nghĩ như vậy mà thôi.

Sợ sự ô nhiễm, dơ bẩn – Những chất thải, chất tiết ra từ cơ thể, như nước tiểu, nước bọt và máu. Đất và vi khuẩn – thôi thúc phải lau chùi tắm giặt liên tục

Tích trữ – Khiên cưỡng khi phải vứt đồ vật đi, bất kể giá trị hay tính hữu dụng của vật đó. Lục thùng rác để đảm bảo rằng các đồ vật giá trị không bị vứt đi. Sưu tầm những đồ vật vô dụng.

Sắp xếp – Muốn mọi thứ luôn hài hòa, đối xứng. Sắp xếp tất cả mọi thứ xung quanh. Muốn mọi thứ đều “hoàn hảo”, chính xác. Luôn tìm kiếm cảm giác “hài hòa, cân bằng”. Luôn bận rộn với việc sắp xếp các đồ vật như giấy tờ, sách báo một cách “hoàn hảo”.

Tôn giáo – Sợ bị trừng phạt, hoặc cảm thấy tồi tệ vì có những ý nghĩ xúc phạm, báng bổ hoặc có những phát ngôn xấu. Lo lắng về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhắc đi nhắc lại hoặc luôn luẩn quẩn trong những ý nghĩ, hình ảnh về tôn giáo.

Hung dữ – Ý nghĩ ám ảnh về việc tự làm hại bản thân, làm hại người thân hoặc những người xung quanh. Sợ buột miệng nói ra những câu chửi rửa, tục tĩu. Sợ rằng mình sẽ làm theo những ý nghĩ thôi thúc dù không mong muốn, như đâm chém hoặc đâm xe vào ai đó.

Trách nhiệm – sợ rằng mình sẽ làm hại người khác vì bản thân vô ý. Nhặt những mảnh vỡ thủy tinh trên đường, báo với mọi người đèn giao thông bị hỏng, thu dọn những thứ có thể làm bị thương người khác. Sợ rằng những hành động vô ý này hoặc những hành động khác của mình có thể dẫn đến những tai họa khủng khiếp, như cháy nhà, hay trộm cắp đột nhập. Sợ những lời nói của mình có thể bị hiểu sai và làm tổn thương người khác, bắt người khác phải đảm bảo. Đây cũng là một trong những biểu hiện của sự thôi thúc luôn phải nói những điều “hoàn hảo”.

Tình dục – Những thôi thúc/hình ảnh/ý nghĩ về tình dục có thể trở nên đáng lo ngại. Ý nghĩ ám ảnh về việc xâm hại con mình hoặc con người khác (mặc dù không bao giờ xảy ra). Nghi ngờ giới tính của bản thân. Việc nhìn một người cùng giới có thể gây ra những ý nghĩ này vì họ cảm thấy mìnhcó thể đang phát những tín hiệu “đồng tính”, hoặc nghĩ rằng việc chỉ đi qua những người đồng tính cũng có thể bị “lây nhiễm”. Ý nghĩ hoặc hình ảnh có xu hướng tình dục bạo lực đối với người khác.

Mê tín – Sợ hãi khi nói/nghĩ đến những từ nhất định vì những hậu quả có thể gây ra. Không thể dùng một số màu, con số, chữ cái nhất định vì cho rằng nó có tính tiêu cực, một số chữ số mang đến điều không may mắn. Tuân thủ một cách hà khắc những nỗi sợ hãi mê tín. Mọi thứ đều có thể trở nên “tích cực” hay “tiêu cực” và cách nghĩ này vô cùng cứng nhắc và luôn thường trực trong cuộc sống hằng ngày.

Hoàn hảo – Sự thôi thúc phải ghi nhớ những điều nhất định như các câu slogan, biển sổ xe, họ tên, từ ngữ hoặc những sự việc trong quá khứ. Đây cũng có thể được coi là Nỗi sợ quên. Sợ nói điều gì đó không đúng hoặc không “hoàn hảo” và/hoặc để sót các chi tiết. Điều này khiến họ luôn cố gắng hết sức để kể tất cả mọi thứ một cách chính xác nhất. Lo lắng về việc mắc lỗi. Hay bị khó chịu bởi cảm giác của quần áo, bề mặt da. Những khiếm khuyết nhỉ có thể khiến họ điên lên vì khó chịu.

Những ám ảnh khác – Hay bị khó chịu bởi các tiếng động như tiếng kim đồng hồ chạy, tiếng ồn lớn hoặc tiếng vo ve. Bị quấy rầy bởi những tiếng động, âm nhạc, từ ngữ. Luôn lặp đi lặp lại một bài hát trong đầu.

OCD by Tomáš Hlavatý

OCD by Tomáš Hlavatý

Bạn có mắc hội chứng này không?

Tất cả mọi người đều mắc chứng OCD ở hình thức này hay hình thức khác nhưng hầu hết đều có thể kiểm soát và không để những cảm xúc này ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Có một ranh giới rất mong manh giữa ám ảnh và các hoạt động bình thường hằng ngày. Những điều chúng ta làm hằng ngày có thể được coi là ám ảnh vì đó là những thói quen mà chúng ta phải làm. Ví dụ như đánh răng, tắm rửa, hút bụi nhà cửa, lau chùi, đổ rác, vứt đồ ăn hết hạn khỏi tủ lạnh, giặt là, dọn toilet, kiểm tra chắc chắn rằng cửa và cửa sổ đã khóa…v.v.

Nó chỉ trở thành một ám ảnh khi bạn cảm thấy cần phải làm việc ấy – đôi khi làm đi làm lại – và bạn không thể thoải mái hay vui vẻ cho đến khi bạn đã làm xong và tất cả mọi thứ đều “hoàn hảo”.

Tôi không cho rằng mình là một người mắc chứng OCD. Tuy nhiên tôi có những thói quen mà tôi thích tuân thủ, và vì vậy, cũng có thể nói rằng tôi bị mắc chứng này nhẹ.

Tôi từng để sẵn bát của mèo và hộp đồ mà tôi định sẽ cho chúng ăn ra một góc vào mỗi buổi tối. Tôi thậm chí còn lấy cả dĩa ra để sẵn sàng dầm đồ ăn ra nữa. Thời gian trước khi tôi còn uống trà, tôi thường để sẵn cốc trà và cả túi trà sẵn sàng ra bàn để ngày mai sẽ uống. Giờ tôi không còn làm thế nữa, nhưng đó là thói quen mỗi tối của tôi trong suốt một thời gian dài.

Tối là một người tương đối tự hào và chăm chút cho ngôi nhà của mình, vậy nên tôi thích mọi thứ luôn ở trong tình trạng mà tôi muốn. Không phải tất cả những điều này là OCD – hầu hết chỉ đơn giản là vì tôi không thể ngồi yên lâu và luôn tìm được một việc gì đó để làm! Đôi khi tôi bận rộn quanh quẩn cả đêm vì phải làm tất cả mọi việc.

Bạn trai tôi cũng không mắc chứng OCD nhưng anh ấy luôn phải kiểm tra để chắc chắn rằng tất cả các cửa đều đã được khóa mỗi đêm – dù tôi đã nói với anh ấy rằng tôi vừa khóa cửa xong!

Ý tôi muốn nói rằng, tất cả chúng ta đều có thể được liệt vào dạng ám ảnh ở một mức độ nào đó và việc những thói quen của bạn có thật sự ám ảnh hay không là do bạn quyết định. Nếu bạn không chắc chắn, tôi gợi ý nên bỏ thói quen ấy và xem bạn cảm thấy thế nào – bạn cảm thấy nhất thiết phải làm việc ấy hay bạn không làm việc ấy cũng vẫn không sao?

Nếu bạn bị gặng hỏi về các hành động của mình và tự bào chữa rằng “Tôi không thể không làm điều này” hoặc “Tôi cần phải làm điều này” thì bạn nên cân nhắc việc bạn có thể đang mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nguồn: Meg – admin/founder của nomorepanic.co.uk

Người dịch: Lini

Một suy nghĩ 21 thoughts on “Giới thiệu chung về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

  1. Mình thấy Fanpage của trang này khá hay vào web cũng có nhiều thông tin hữu ích. Mình cũng bị bệnh OCD có gửi Mess cho Page mà nhận được tư vấn là đi bệnh viên Việt Pháp ở Hà Nội/HCM, mình thấy hơi khó chịu ở cái là kinh tế gia đình mình không khá nên không thể đi những đắt tiền như thế nên lần sau các bạn tư vấn nên lập ra một danh sách các bệnh viện tư vấn và điều trị các bệnh về tâm thần.

    Thân.

    Thích

    • Chào bạn thân mến,

      Lý do BMVN muốn bạn đến BV Việt Pháp vì đó là chỗ tốt nhất và có kinh nghiệm nhất về chữa trị các bệnh tâm thần. Bản thân bạn founder là người bị OCD và Panic Disorders và đã ra đấy, đã đỡ, mà khám ở một số chỗ khác không hiệu quả và thậm chí là có ác cảm với một số bác sĩ. Ví dụ như đến nơi không tư vấn, ko nói lý do, ko an ủi bệnh nhân mà chỉ ném thuốc rồi bắt bệnh nhân uống theo. Bệnh nhân có thắc mắc sợ ko dám uống thì thay vì giải thích nhẹ nhàng lại phản bác bằng những lời khó nghe, ví dụ như “Không uống thì thôi” rồi hỏi bằng được là tại sao lại có nghi ngờ như thế. Đó là một trong những điều tối kị của những người làm việc liên quan đến tâm lí/tâm thần: gây hoang mang cho bệnh nhân.

      Dĩ nhiên những chỗ đó rẻ và ai cũng có thể đi được nhưng bên mình ko recommend. Riêng về tư vấn chuyên nghiệp, các bạn có thể ra những địa điểm sau (mặc dù mình không nói trước về độ hài lòng mà bạn sẽ nhận được ở đây), nhưng mình cũng xin nói trước là tư vấn thì không có chỗ nào rẻ cả, ở Việt Nam giá dao động khoảng 400-800k/buổi tư vấn. Ở nước ngoài thì là 40-70$/giờ.

      Nếu bạn ko thích Việt Pháp vì đắt, mình có thể chỉ bạn ra những chỗ sau đây:

      Hà Nội:
      *Tư vấn:
      – Ngàn phố tâm lý (http://www.tamlynganpho.com/)

      *Điều trị bằng thuốc (vì là BV công nên mình ko đảm bảo bạn sẽ hài lòng):
      – Bệnh viện tâm thần HN
      – Viện sức khỏe tâm thần (http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=118&Itemid=88)

      Ngoài ra bạn có thể ra VINMEC hoặc BV Hồng Ngọc để kiểm tra thử, nhưng mình nghĩ đó là BV tư nên chắc cũng đắt

      TP.HCM:
      – Welink.vn (tư vấn, giá khoảng 650k/buổi)
      – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/

      Mình cũng muốn lưu ý rằng ở VN những ngành về tâm lý và tâm thần chưa phát triển như các nước khác, do đó nguồn thông tin cũng như chỗ khám, tư vấn tin cậy còn rất hạn chế. Và nếu có thì cũng đều đắt đỏ (nhất là mảng tư vấn) vì người nhận tư vấn cũng chịu nhiều áp lực, chưa kể phải có chuyên môn cao để tư vấn sao cho chính xác và tin cậy.

      Hơn nữa, BMVN mới thành lập được 13 ngày, còn rất nhiều sơ suất. Mong bạn bỏ quá cho.

      Chúc bạn vui khỏe!

      Thích

    • Chao ban. Nhan toi Vao Tim Kiem ban DICH tieng Viet de doc va Giai thich cho vai Nguoi than hieu Ve OCD. Voi Ly do. Em trai toi bi Binh nay. Va o cap do co the noi la cao. Ban than toi hieu kha ro Ve tinh trang va trang Thai tam Ly cua nguoj Binh co lien quan den tam Ly giong cua em trai minh. Toi phai song voi nguoj than trong suot 1 thoi Gian dai. Toi da doc va Tim hieu rat nhieu de co the hieu duoc Ve trang Thai tam Ly cua nguoj OCD vi do Chinh la em trai cua minh va minh phai rat hieu de cung giup do nguoj than thuong cua minh. Do se la dieu Khong Don Gian. Su Kien nhan ma Kho vo the Giai thich duoc. Ngay Chinh nguoj OCD cung se Khong hieu duoc trach nhiem nang ne cua Nhung nguoj nhu toi. Tinh yeu thuong cua nguoj chi danh cho dua em trai nhu toi phai vuot qua. Hieu va thong cam. Em trai toi van dang duoc dieu Tri tam Ly tu Bac si. Do Khong Don Gian la chuyen Chua benh. Do la dieu tri tam Ly cua moi Nguoi o Muc do nang nhe khac nhau. O Viet nam. OCD Khong duoc pho bien va nhieu nguoj co Su suy nghi rat la mo ho Ve Chung benh nay. Tham chi co rat nhieu nguoj hoan Toan Khong hieu. Neu ban than ho Hoac nguoj than ho co Mac Chung OCD. Ho cung rat mo ho de hieu benh Ly mot cach sau xac. Toi muon lam 1 nguoj TU VAN ( Neu ai do muon va tin tuong ) Hoan toan Mien Phi. De Chinh ho va nguoj than cua ho hieu nhieu hon. Thong cam hon. Vi toi la nguoj it nhieu da trai qua het ca mot thoi ki kho khan voi Chinh em trai cua minh. Toi rat thong cam va khi doc duoc Nhung dong nay cua Nhung ban Khong co Dieu Kien Ve Kinh Te! Toi rat muon tu kinh Nghiem ban than cua Chinh minh. Giup duoc gi cho ai do. Vi Toi rat thong cam cho ho. Them nua toi la nguoj song o nuoc ngoai, tinh trang benh rat duoc pho bien va quan tam. Vi chi co su quan tam dung thi nguoj benh OCD moi Giam duoc Su toi thieu cua benh Ly. Do cung chi la van de Ve tam Ly ma thoi. Neu hieu ro. Minh se Giam duoc trang Thai lo au bat an va se lam cuoc song tot hon Len cho ban than minh va nguoj than xung quanh! Ngay ca Truong hop cua em trai toi. Phai lien quan den dung thuoc. Vi em trai toi Khong Vao dang nhe. Phai co Su chi dinh cua Bac si Ve Thuoc. Cung van phai can den dieu Tri tam Ly song song. Nhung de hieu het van de tam Ly cua tung ca nhan. Minh phai co Su hieu Biet Nhat dinh. Y toi noi. Tuy theo Muc do nang nhe. Khong phai Ai cung can dung den thuoc. Tru khi benh kha nang. Minh phai co Su tu van dung de Tranh lam can benh thay vi dieu Tri lam Giam nhe. Lai vo tinh lam tang nang them. Neu Su chia se cua toi giup duoc ai do lam ho cam thay thoai Mai hon trong cuoc song. Do cung la dieu toi da trai qua va rat thong cam! Toi da trai qua trang Thai tam Ly suot mot thoi Gian dai voi Chinh nguoj than cua minh. Toi da Tim toi va doc rat nhieu. Toi van Khong ngung Tim toi thong tin. Vi toi cung muon hieu rat nhieu. Va Chia se voi Nhung ai co trang Thai tuong tu. Do Chinh la tinh yeu thuong cua nguoj chi danh cho em trai minh day!
      Than men,

      Thích

  2. Pingback: Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) | Những tâm hồn đẹp

  3. hồi trước mình có bị một ít, nhưng giờ thì đỡ rồi:
    – hồi tiểu học, mình ngứa mắt phát điên lên được khi cô giáo xóa bảng không sạch và để lại một hoặc một vài vết phấn nhỏ, mình chỉ muốn nhảy ngay lên bảng để cầm giẻ lau kì bằng sạch chỗ đấy
    – hồi lớp 6, mình luôn muốn mọi thứ thật hoàn hảo và bị ám ảnh bởi trách nhiệm. Ngay cả khi cả tổ đi về mà không trực nhật, mình vẫn can tâm tình nguyện ở lại trực một mình và chú ý kê bàn ghế cho thật thẳng mới thôi.
    – mình thường tự nghi ngờ là mình chưa làm một việc dù có thể mình vừa làm việc đấy xong.
    p/s: blog này có nhiều bài hay thật

    Đã thích bởi 2 người

  4. Pingback: Hàng xóm của tôi – Tướng Mạo (4) | Setoh-chan

  5. Với những triệu chứng mà ad nêu ở trên thì tôi chắc mình bị OCD 100%, mà bị nặng là đằng khác. Nó đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi, thậm chí đang đẩy tôi đến bờ vực của ly hôn mặc dù tôi mới sinh con đầu lòng được hơn 3 tháng. Tôi đang ở Đà Nẵng, liệu có giải pháp nào giúp tôi được không ạ? Tôi đang rất bế tắc…Chân thành cảm ơn!

    Thích

    • xin chào,

      mình trả lời chậm để bạn chờ, cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng /__\

      để biết chắc bạn có bị OCD hay không thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ chuyên về tâm lý tâm thần. ở đà nẵng thì mình có biết mấy chỗ khám tâm lý này:
      http://www.tamlyfamily.com/ hoặc bạn có thể tới khoa tâm lý bệnh viện tâm thần đà nẵng, hỏi bác sĩ trung, giám đốc ở đó xem bác có khám không.

      còn câu hỏi hay muốn tâm sự gì cứ comment, mình với mọi người vẫn ở đây nghe bạn. tụi mình không phiền đâu, thiệt đó. bạn đừng ngại nhen.

      thương bạn nhiều,

      ôm bạn chặt,

      V.

      Thích

  6. Em hay tự tưởng tượng ra những tai nạn hay các tình huống tệ nhất có thể xảy ra với bản thân hoặc người thân mình ví dụ như đi trên đường thấy xe ô tô lớn hay chỉ là đi qua cột điện,… rất nhiều tình huống thường ngày khác nữa, mặc dù cảm thấy rất có lỗi, như mình rủa họ vậy nhưng em lại không thể ngừng tưởng tượng mặc dù cũng không thường xuyên quá mức. Vậy có phải em bị OCD đúng không ạ?

    Thích

    • Xin chao cac ban,
      Toi rat cam kich ve viec cac ban chia xe cac kho khan cua nguoi benh OCD. Toi xin hoi chi Khanh Linh, khi chi duoc dieu tri bs Koo So Meng, chi duoc dieu tri bang lieu phap nhan thuc – hanh vi (CBT). Xin hoi chi Linh co the noi ro phuong phap nay duoc ap dung cho truong hop chi cu the nhu the nao.
      Toi co dua chau bi OCD dang am anh gay hai nguoi khac, xuat hien sau khi xem mot phim bao luc. HIen gio duoc dieu tri Sertraline duoc 2 tuan, gio dang can dieu tri them bang lieu phap nhan thuc – hanh vi. Tuy nhien o VN toi chua tim thay Psychologist nao co kinh nghiem cho tri lieu nay. Chi co the tu van giup.

      Rat cam on chi Khanh Linh.

      Thích

  7. Pingback: Một số bổ sung về các ám ảnh/hành vi cưỡng chế | Tâm lý Á Châu

  8. Em có nghe đến Obsessive Compulsive Personality Disorder (OCPD), và chỉ biết rằng OCPD khác với OCD. Phiền những người nào biết về OCPD, hãy cho em biết OCPD là một personality disorder như thế nào ạ.

    Thích

  9. xin chào mng, mong mng cho e lời khuyên 1 chút ạ
    e có 1 người bạn thân là nữ, bạn ấy gần đây thể trạng và tinh thần có chiều hương không được tích cực cho lắm và sau 1 thgian theo dõi, mẹ bạn ấy đã quyết định đưa b ấy đi khám tâm lý.
    kết quả xét nghiệm cho hay là bạn em mắc chững rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chuẩn đoán bị được ít nhất 5 năm nay rồi và tình hình có vẻ xấu đi.
    ngày càng sợ cô đơn, bị ở nhà một mình nhiều hơn và bắt đầu có những suy nghĩ không được tích cực cho lắm nếu không thẳng ra là tiêu cực, bi quan.
    là bạn thân, e cũng mới tìm hiểu về chứng bệnh này và vô cùng lo lắng cho bạn mình.
    kbt mng có thể cho e chút lời khuyên trong trường hợp này ở vị thế là người ngoai không ạ?
    e cảm ơn ạ?

    Thích

  10. Em rất ghét việc người khác tự động vào đồ vật của em, càng lớn thì các biểu hiện càng nhiều, cảm thấy rất ghét luôn ( có khi còn thấy ghê tởm nữa ) những lúc đó thì em sẽ làm mọi cách để xóa sạch dấu vết của người khác ấy ạ ;;D cho em hỏi như thế có bình thường không ạ, em cám ơn

    Thích

  11. bỗng nhiên mình đọc đươcj bài này và thấy đồng cảm ghê gớm, mình chung sống với ocd tới nay đã gần 11 năm rồi.
    Mình đầu tiên cứ hay bị những nỗi sợ vô lý hành hạ, kiểu như nếu mình không lặp lại hành động gì đó, thì mình sẽ bị trừng phạt, nên mình cứ phải lặp đi lặp lại hành động của mình.
    mình cũng tránh những màu hay những số một cách mê tín
    mình hay đi đền đi chùa và luôn có những ý nghĩ báng bổ thần thánh dù mình không hề có ý nghĩ đấy.
    Đại loại mình cứ phải đấu tranh với nhuwgx ý nghĩ vớ vẩn của mình, cố gawsg để k lặp đi lặp lại hafh động của mình. và vì việc cứ có những suy nghĩ đấy, làm não mình chẳng để ý tới những việc khác nữa, nên nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống thường ngày của mình.
    Năm 18 tuổi mình đậu đại học danh giá bậc nhất tại Việt Nam, nhuwg kể từ đó, mình sống như 1 kẻ thất bại chỉ vì bệnh tật của mình
    Mình khoog biết beeh này có thể chữa trị được không, mình không muốnk chữa trị bằng thuốc.
    Mình type sai lỗi chính tả rất nhiều, nhuwg mình phải gõ thật nhanh, gửi thật nhanh vì mình mà đọc lại là mình lại phải sửa đi sửa lại lặp đi lặp lại hành động của mình.
    Vì ocd, cả viêt 1 cái cmt vũng khó khă với mình như vậy đấy

    Thích

  12. Hồi bé thì sắp xếp mọi thứ rất ngăn nắp. Đồ nào phải để đúng chỗ ấy. Dần dần lớn lên thì rất ghét khi người khác đụng vào đồ của mình. Hay chỉ là cái chạm vai nhẹ em cũng rất ghét. Đi trên đường luôn chú ý tìm cách luồn lách để không đụng vào ai. Bất cẩn thì hành động đâu tiên luôn đưa tay lau đi lau lại chỗ đó.
    Như việc phải lặp lại theo trình tự. Trước khi vào phòng phải gõ cửa, nếu không có tiếng gõ cửa em sẽ rất khó chịu. Sau khi đi ra phải đóng cửa, và phải đúng tiếng khi then đã chốt. Nhiều lần em phải đóng đi đóng lại vì không được nghe âm thanh chốt cửa kia.
    Em đã nổi điên lên như kiểu đánh răng xong mà không để bàn chải vào cốc. Nó không phát ra tiếng mà em mong muốn. Cả khi chơi game, sau khi update không còn hiệu ứng và âm thanh cũ. Em đã bỏ nhân vật đó và không chơi nữa.
    Em luôn nghĩ nếu như em không làm việc này hay việc kia thì em sẽ bị rủa. Và mỗi khi muốn làm gì đó thì tự rủa mình. Và cũng tự sợ mình. ( chứng này thì bây giờ em không còn bị nữa )
    Về màu sắc thì nó phải theo đúng khoang màu. Việc xếp quần áo của em phải đúng từ màu này đến màu kia. Hay phơi quần áo cũng vậy. Có một lần mẹ đã giúp em xếp quần áo. Và tối hôm đó em lôi hết quần áo ra xếp lại từ đầu.
    =)))))))))) em bị điên luôn hay sao í ạ.

    Thích

Bình luận về bài viết này