Thế nào là rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders)?

Giới thiệu

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders – RLLC), hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm, là một loại bệnh lý tâm thần khá thường gặp trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân. Những thay đổi này diễn tiến theo từng giai đoạn. Khi người mắc RLLC trong trạng thái hưng cảm (mania) biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng. Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm (depression) sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Đôi khi, một giai đoạn bao gồm biểu hiện của cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm (trạng thái hỗn hợp – mixed state).

Chứng RLLC thường được bắt đầu bằng một giai đoạn trầm cảm. Giai đoạn hưng cảm kế tiếp đó thường chỉ đến sau vài tháng, thậm chí vài năm sau. Nhiều trường hợp xuất hiện cùng lúc với trầm cảm trong trạng thái hỗn hợp hoặc sau giai đoạn bình thường không có triệu chứng (Stober et al., 1995)

Screen Shot 2015-05-02 at 1.06.01 am

Bệnh hưng- trầm cảm được chia làm 3 loại với những đặc điểm về thời gian, chu kỳ và mức độ cảm xúc khác nhau: RLLC loại I, II và Cyclothymia.

  • RLLC loại I:

Bệnh nhân trải qua cả 2 mức độ trạng thái cảm xúc hưng phấn và trầm cảm rõ rệt. Thời gian diễn tiến của cả 2 giai đoạn này tương đối đồng đều

  • RLLC loại II:

Người mắc có thời gian rơi vào trạng thái trầm cảm lâu hơn và thường xuyên hơn so với loại I. Ngoài ra, cảm xúc hưng phấn chỉ ở mức nhẹ (hypo-mania) chứ không biểu hiện rõ rệt. Đây là loại RLLC nguy hiểm, tỉ lệ người tự sát hoặc có ý định tự sát cao hơn so với 2 loại còn lại.

  • Cyclothymia:

Dạng hưng- trầm cảm nhẹ hơn loại I và II (dưới ngưỡng RLLC). Các biểu hiện thay đổi cảm xúc, hành vi của người mắc không rõ ràng, khó phát hiện. Người mắc không hoàn toàn cảm nhận rõ cảm giác thực sự hưng phấn hay trầm cảm. Ước tính có khoảng từ 15 – 50% các ca bị chứng Cyclothymia tiến triển thành RLLC loại I hoặc II.

1rrlc

Tỉ lệ người mắc chứng RLLC tại Mĩ vào khoảng 3% trên tổng dân số. Con số này rơi vào tầm 1% tại các quốc gia khác. Đa phần các ca phát hiện ra triệu chứng vào độ tuổi từ 15 đến 25. Nhìn chung, tỉ lệ mắc RLLC bao gồm cả 3 dạng ở nam và nữ là như nhau. Tuy vậy, phái nữ có xu hướng chịu trầm cảm nhiều hơn (loại II), trạng thái hưng cảm thấp hơn so với nam giới.

Nguy cơ dẫn đến tự tử ở những người mắc chứng RLLC khá cao ở mức 6% trong vòng 20 năm trở lại đây. Tỉ lệ tự hủy hoại, hành hạ bản thân còn đáng lo ngại hơn với 30- 40% trên tổng số các ca xác nhận (Anderson et al., 2012)

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguyên nhân gây RLLC thường không đến từ một yếu tố đơn lẻ mà là tác động tổ hợp. Cho đến nay, người ta phát hiện ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển bệnh.

  • Yếu tố di truyền: nghiên cứu trên những cặp sinh đôi chỉ ra rằng có 1 sự “ đóng góp đáng kể về mặt di truyền” của gen đối với chứng RLLC. Những người có quan hệ huyết thống với người mắc RLLC thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Một nghiên cứu bởi nhóm các nhà khoa học trên toàn thế giới được đăng trên tạp chí Neuron chỉ ra rằng một số sao chép biến thể hiếm và sự dị thường trong trình tự sắp xếp cấu trúc của DNA đóng vai trò quan trọng dẫn đến chứng RLLC.
  • Đặc điểm sinh học: Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nhân mắc chứng hưng- trầm cảm có những điểm khác biệt đáng kể trong cấu trúc não bộ. Đây là nhận định ban đầu cần có thời gian kiểm chứng và tìm ra lí do giải thích xác đáng.

Ngoài ra, sự mất cân bằng hóa chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) ảnh hưởng trực tiếp đến những loại rối loạn cảm xúc mà RLLC là một trong số đó. Chất dẫn truyền thần kinh bao gồm serotonin, norepinephrine và dopamine.

  • Yếu tố môi trường: Tình trạng bị lạm dụng, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng như những cú shock tâm lí có thể dẫn đến chứng RLLC. Những tổn thương tâm lí lớn như mất người thân, mất công việc, li dị, biến cố trong gia đình ảnh hưởng lớn đến các rối loạn cảm xúc.

Những nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra một số nguy cơ mắc RLLC cho trẻ nếu thai phụ bị cảm cúm trong quá trình thai kì. (Parboosing et al., 2013)

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cuộc sống

Người bị RLLC thường có xu hướng lạm dụng rượu bia và sử dụng các loại hóa chất kích thích, thuốc ngủ như một “cứu cánh” cho tình trạng suy giảm giấc ngủ.

Do sự rối loạn cảm xúc nên người mắc RLLC thường khó duy trì các mối quan hệ xã hội, nhiều khi bị mọi người xung quanh xa lánh, coi thường.

Ngoại trừ những giai đoạn hưng phấn, người mắc RLLC có thể đạt được những đột phá thì khi rơi vào giai đoạn trầm cảm, năng suất làm việc, học tập đều sa sút rõ rệt, hậu quả của sự suy giảm trí nhớ cũng như khó tập trung, quyết định thiếu chính xác.

Như đã đề cập phần trên, giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường xuyên cảm thấy lạc quan thái quá dẫn đến việc phung phí, tiêu pha, mua sắm vô độ. Họ cũng rất dễ bị kích động bởi những tác nhân bên ngoài “trái với” ý định của họ. Suy nghĩ chớp nhoáng, thiếu cân nhắc để lại nhiều hậu quả đến đời sống.

Ngược lại, khi giai đoạn trầm cảm bắt đầu, sự buồn chán, bi quan làm người mắc RLLC mất đi những thú vui, sở thích thường vẫn có khi bình thường. Họ dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn và tệ hơn nữa, ý định tự hủy hoại bản thân, tự sát luôn thường trực trong tâm trí họ.

Thông tin thêm

Vincent van Gogh (1853-1890), danh họa người Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Đêm đầy sao (Starry night), Hoa hướng dương, Hoa diên vĩ (Les Iris)… Rất nhiều các tác phẩm để đời của ông được thực hiện trong 2 năm cuối đời, cũng là thời gian ông lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Nhiều biểu hiện của ông được ghi chép lại như chứng hoang tưởng, thường xuyên gặp ảo giác, hành hạ bản thân (self-harm – tự cắt phần dưới cánh tay). Nhiều giả định cho rằng ông bị rối loạn cảm xúc, trong đó không loại trừ trường hợp RLLC. Tác phẩm Đêm đầy sao được hoàn thành trong thời gian ông được chữa trị trong bệnh viện tâm thần tu viện Saint Rémy (6/1889).

Đêm đầy sao - Starry night của Vincent van Gogh. Ảnh: Internet

Đêm đầy sao – Starry night của Vincent van Gogh. Ảnh: Internet

Một vĩ nhân khác là cố thủ tướng Anh Sir Winston Churchill (1874-1965)cũng được biết đến với kỉ lục phi thường khi hoàn thành bộ sách khảo cứu “ Lịch sử dân tộc nói tiếng Anh” ( A History of the English Speaking peoples). Chính tác phẩm này đã đem lại cho ông giải Nobel văn học năm 1953. Winston Churchill để lại tới 15 tấn tài liệu cá nhân, đa phần trong số đó là các bài viết, bài báo, 43 bộ tác phẩm dài với 72 cuốn.

Vị cố thủ tướng Anh có những đặc điểm tâm lí dễ nhận thấy của người mắc RLLC. Trong một số giai đoạn nhất định, Churchill được mô tả lại là một con người khá lập dị. Ông có thói quen thức dậy từ 8 giờ sáng và làm việc cho đến tận 4 rưỡi sáng ngày hôm sau. Winston Churchill còn nổi tiếng với khả năng độc thoại dài đến hơn 4 tiếng đồng hồ. Trong các mối quan hệ cá nhân, ông tỏ ra là một con người lấn lướt. Khi đề cập đến vấn đề chiến tranh, Churchill thường miêu tả sự hào hứng của ông như “cuộc chiến vẻ vang” hay “chiến tranh là việc thường tình của người đàn ông”. (1)

Tuy vậy, cuộc đời ông đã có những giai đoạn trầm cảm mà ông gọi đó là “Chó đen – Black Dog”. Trong nhiều bài viết, ông có đề cập đến trạng thái suy sụp của mình.

“Tôi không thích đứng gần sát sảnh ga khi tàu (tàu biển) sắp tới gần. Tôi thích đứng lại phía sau và nếu có thể có một trụ chắn giữa tôi và toa tàu. Tôi không thích ở thành tàu và nhìn xuống dưới nước. Một hành động thứ hai nào đó có thể chấm hết tất cả. Một vài giọt tuyệt vọng…”(2)

Những nhân vật nổi tiếng, thường xuyên chịu áp lực với truyền thông, công chúng là đối tượng dễ mắc chứng rối loạn cảm xúc. Không ít các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đã thừa nhận rằng mình bị RLLC. Có thể kể ra nhiều cái tên khá quen thuộc như Robert Downey Jr., Steven Fry, Mel Gibson, Axl Rose( Guns n’ Roses), Kurt Cobain (Nirvana)…

Điều trị chứng Rối loạn lưỡng cực

Liệu pháp Lithium

Thông thường, RLLC không điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm bởi các loại thuốc này gây ra sự thay đổi nhanh hơn là ổn định lại cảm xúc của bệnh nhân. Lithium bicarbonate ( thường gọi tắt là Lithium) được dùng với những biến đổi khí sắc ở mức độ nhẹ. Kết quả nghiên cứu chứng minh độ hiệu quả trong quá trình điều trị, giảm nguy cơ tự sát ở người bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn dạ dày, suy tuyến giáp, ảnh hưởng chức năng thận. Ngoài ra liều lượng sử dụng cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi ranh giới giữa 1 liều không hiệu quả và 1 liều lithium gây ngộ độc là rất mong manh.

Bên cạnh liệu pháp Lithium, ngày nay bệnh nhân còn được sử dụng các loại thuốc chống loạn thần (anti-psychotic) như Clozapine, thuốc chống co giật (Carbamazepine) cho hiệu quả cao hơn Lithium cũng như giảm các tác dụng phụ.

Ngoài việc sử dụng thuốc, xây dựng lối sống lành mạnh, điều hòa cũng góp phần làm giảm chứng RLLC. Người bện cần có chế độ ăn ngủ hợp lí cũng như tránh các tác nhân gây rối loạn như căng thẳng, trấn động tâm lí. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia cũng được khuyến nghị trong quá trình điều trị.

Giúp đỡ người bị mắc chứng Rối loạn lưỡng cực

Người mắc chứng RLLC thường không thông báo cho người nhà hay bệnh viện biết một khi sự rối loạn đã đến mức đỉnh điểm. Cần phát hiện sớm triệu chứng và có những pháp đồ điều trị tích cực để giúp người mắc hạn chế hậu quả không đáng có.

Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với người bệnh. Giúp đỡ cũng như động viên tinh thần người RLLC, nhất là trong giai đoạn trầm cảm. Gợi mở các hoạt động mang tính tích cực để người bệnh không rơi vào khủng hoạng sâu như đi bộ dã ngoại, cắm trại, tham gia các nhóm điều trị để trao đổi thông tin cũng như tương trợ giúp đỡ nhau…

Giúp người mắc RLLC kiểm soát sự mất cân bằng cảm xúc. Tạo lập biểu đồ thay đổi cảm xúc của người bệnh (http://www.blackdoginstitute.org.au/docs/12.MoodChartforBipolarDisorder.pdf) sẽ tạo điều kiện cho bác sĩ chuyên môn tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.

Tùy thuộc vào mức độ nên chọn pháp đồ điều trị rõ ràng, phù hợp với đặc điểm cá nhân. Đừng tự tìm cách điều trị theo ý kiến chủ quan hay theo phương thức chữa trị cho người khác mà nên nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia.

Việc điều trị dứt điểm chứng RLLC không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà cần thời gian cũng như sự kiên trì. Tác dụng điều trị của thuốc cũng như sự động viên, hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè sẽ giúp người RLLC giảm dần triệu chứng và khỏi bệnh.

Lithium- Nirvana

Dịch và viết: h4ndy

Nguyên văn:

  • “ this glory, delicious war” , “ War is the normal occupation of man”
  • “I don’t like standing near the edge of the platform when an express train is passing through. I like to stand back and if possible get a pillar between me and the train. I don’t like to stand by the side of a ship and look down into water. A second’s action would end everything. A few drops of desperation.”- W. Churchill.

Tài liệu tham khảo:

Strober, M., Schmidt-Lackner, S., Freeman, R., Bower, S., Lampert, C., Deantonio, M. (1995) “Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry”, vol. 34 no. 6, pp 724-731.

Anderson, IM., Haddad, PM., Scott, J (2012) “Bipolar disorder.” BMJ (Clinical research ed.)345: e8508

Parboosing, R., Bao, Y., Shen, L., Schaefer, CA., Brown AS. (2013) “Gestational Influenza and bipolar disorder in adult offspring”, JAMA Psychiatry.

http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-in-adults/index.shtml?rf

http://www.medicalnewstoday.com/articles/37010.php

http://www.blackdoginstitute.org.au/public/bipolardisorder/treatments/

http://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/8-8-2013/S4329/Roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-hanh-vi-di-thuong.htm

http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1421-0/roi-loan-luong-cuc/roi-loan-luong-cuc-va-chien-luoc-dieu-tri.html

Một suy nghĩ 37 thoughts on “Thế nào là rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders)?

  1. Làm sao chẩn đoán bị rối loạn lưỡng cực vậy bạn? Mình có đứa bạn cứ hay đau bụng đi đo điện não đồ thì ra bị rối loạn lưỡng cực nhưng mình thì không thấy nó trầm cảm chứ không có triệu chứng hưng phấn.

    Thích

    • RLLC được chẩn đoán bằng các biểu hiện lâm sàng khám tại khoa tâm thần bạn nhé. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới chẩn đoán được thôi. Ngoài biểu hiện lâm sàng thì các rối loạn tâm thần có thể kèm theo một số bất thường về xét nghiệm khác ví dụ như điện não đồ. Nhưng kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị khi có chẩn đoán lâm sàng. Tức là nếu bạn của bạn có hình ảnh giống với RLLC mà biểu hiện k có rối loạn tâm thần j cả thì vẫn k phải bệnh lý 🙂

      Thích

    • Bạn thân mến,

      Bạn nên khuyên bạn của bạn ra các bệnh viện tâm lý hoặc các khoa tâm thần để tư vấn. Họ có những bài test khác nhau để đo đạc về mặt tâm lý, còn điện não đồ thì không đủ cơ sở để kết luận.

      Hoặc bạn có thể quan sát, hỏi bạn mình xem có những triệu chứng hưng cảm và trầm cảm ko. Cái đó có thể quan sát được mà

      Đã thích bởi 1 người

    • Chào bạn,

      Ranh giới giữa các bệnh lý tâm lý và các cảm xúc thông thường sẽ được đánh giá về mức độ ảnh hưởng (affection), thời gian ảnh hưởng (duration) và mức độ nặng nhẹ (severeness). Nếu mức độ ảnh hưởng lâu dài (ví dụ 3 tuần trở lên và không có dấu hiệu hồi phục hoặc nặng lên), và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn (Ví dụ bạn gần như không làm được hay sinh hoạt bình thường trở lại hoặc rất khó khăn trong những hoạt động thường ngày), cảm giác luẩn quẩn khó thoát khỏi tình trạng hiện tại; hoặc nặng hơn là không muốn thoát ra nữa… thì đó sẽ là tiến triển bệnh lý chứ không phải mood swing thông thường.

      Các rối loạn tâm lý (kể cả lo lắng, trầm cảm hay RLLC) đều có thêm các triệu chứng thực thể (physical symptoms) khác hay hành vi như thay đổi về ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hay cảm thấy mệt mỏi thiếu sức sống, hoặc hay có xu hướng tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân v.v… ý mình là ko cần có tất cả những thứ trên, nhưng đại khái mình nói vậy để bạn hiểu rằng khi bị bệnh lý rồi thì nó rất rất khác so với những cảm xúc thông thường bạn nhé.

      KLinh

      Thích

  2. hi there, seriously I appreciate your website good and accurate information ..36 years old now, used to be a LeHongPhong (HCMC) pupil …. throughout the years of high school and university, working years.. honestly I have recognized the fact that I myself and Most of us is not Normal at all.. Years of overworking in high school with insufficiency sleep at nights, lots of us being distorted from universities .., our ways or behaving and working ..we are really freak but I am now aware that is truly the mental disorder..

    Thích

  3. Pingback: Khổ lực – Chương 141 – Aoi's House

  4. Pingback: ‘Bạn không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không tồn tại’ – Nina Diep Tran

  5. Pingback: Case unclosed | 6 | ㅁㅋㅈㅇ

  6. ba của mình mấy năm trước có dấu hiệu của trầm cảm như trên bài đăng, sau đó thì ổn định hơn, vài tháng gần đây, ba mình lại xuất hiện trạng thái hưng cảm, bạn có thể cho mình biết là gia đình mình nên làm gì hoặc bạn có thể giới thiệu giúp mình các cơ sở uy tín có thể chẩn đoán và chữa trị đc không? mình xin cảm ơn.

    Thích

    • mình xin lỗi nhiều vì đã trả lời cho bạn trễ. ba của bạn như thế nào rồi?

      bạn cho mình biết bạn đang ở đâu được không? nếu được thì mình sẽ gửi chỗ khám mình biết qua cho.

      mình chờ tin bạn,

      thương mến,

      V.

      Thích

      • mình xin lỗi bạn nhiều, mình trả lời bạn trễ quá 😦

        đây là danh sách chỗ khám tụi mình biết ở hà nội nheng: https://docs.google.com/document/d/1EFuDvPcT3xV87lybDqafr2SR0o5zXO4PH3bi7NW12Mo/edit

        tụi mình ngưng tư vấn qua mail nên khám rồi có chuyện gì bạn có thể vào nhóm kín ở facebook của tụi mình ở đây: https://www.facebook.com/groups/1542209466081640/.nếu bạn ngại thì có thể tạo fb với tên khác để vào nheng. mình với mọi người ở BMVN vẫn ở đó nghe bạn. tụi mình không phiền đâu, thiệt đó. bạn đừng ngại nheng : D

        Thích

      • mình có phải bị mắc hội chứng này k ? Từ 1 năm trước mình bắt đầu cảm thấy mấy trò đùa mấy cuộc nói chuyện trở nên vui 1 cách kì lạ và làm mình hưng phấn hơn mình nói chuyện vs bạn bè nhiều và nói rất nhanh lâu lâu còn lặp lại 1 câu rất nhiều lần nhưng lâu lâu đang vui tự nhiên trong lòng mình cảm thấy buồn kinh khủng mất hết hứng chơi và cứ im lặng. Tình trạng hiện nay của mình là khi vui thì k có nói nhanh như trước nhưng mà khi buồn thì buồn khủng khiếp và nỗi buồn càng ngày càng trở nên thường xuyên. Mình nên làm gì ???

        Thích

      • Bạn hôm nay thế nào rồi? Mình trả lời chậm để bạn chờ, cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng.

        Tụi mình chỉ giúp sơ cứu tâm lý với chỉ qua trò chuyện qua mạng nên cũng khó mà biết được bạn có mắc rối loạn lưỡng cực hay không, nhưng tụi mình có thể giới thiệu cho bạn những địa chỉ khám mà tụi mình biết ở Hà Nội, Sài Gòn với Đà Nẵng. Bạn đang ở đâu, nếu không phiền có thể cho mình biết được không?

        Thích

  7. Hy vọng bạn có thể giúp mình, mình đang có những triệu chứng RLLC rất nặng, mình đã tham khảo ở các phòng khám tâm lý nhưng không được can thiệp thuốc nên tình trạng mình ngày càng tệ. Mình ở Hà Nội, xin hãy liên lạc với mình qua mail trinhquehang96@gmail.com. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn, mình thật sự tuyệt vọng. Cảm ơn và xin lỗi đã làm phiền nhiều.

    Thích

    • Chào các admin và các bạn trong diễn đàn,

      Hiện tại mẹ mình cũng đang bị RLLC nặng, giai đoạn hưng cảm. Bạn nào có thông tin về các bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm trị RLLC ở Tp.HCM thì giới thiệu giúp mình nhé.
      Địa chỉ liên lạc của mình là: nguyenhuong058@gmail.com.

      Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ và giúp đỡ của các bạn,
      Huong

      Thích

      • Chào bạn,

        Bạn có thể tham khảo các địa chỉ sau nhé ạ

        – Welink.vn
        – Bác sĩ Lê Quốc Nam: http://suckhoetamthan.net/home
        – Trung tâm tư vấn Hồn Việt
        – Bệnh viện Việt Pháp HCM
        – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/
        – Bệnh viện Đại học Y dược
        215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM
        + Phòng khám Tâm lý do ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn phụ trách
        + Phòng khám Thần kinh do TS.BS Ngô Tích Linh phụ trách
        ĐT: 08 5405 1010 – 08 3952 5353
        – Cô Phạm Thị Oanh
        Trung tâm Tư vấn Tâm lý – Giáo dục – Tình yêu – Hôn nhân và Gia đình
        37 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TPHCM
        ĐT: 08 3923 4675
        – Phòng khám tâm lý y khoa – Tâm thần kinh Quốc Nam
        5/35 (số cũ 3/16A) Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
        ĐT: 08 3510 3074 – 0903 887 413
        – Cô Lý Thị Mai
        7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TPHCM

        Chúc mẹ bạn khỏe

        Linh

        Thích

  8. Pingback: Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder) – THAM VẤN TÂM LÝ NTH

  9. Pingback: THAM VẤN TÂM LÝ NTH

  10. Pingback: Rối loạn lưỡng cực – BD – GIN PHAM

  11. cách đây 4 năm mình thi đại học chịu rất nhiều áp lực từ gia đình ngầy đấy mình từng tự tử 3 lần nhưng đều thất bại. Hiện tại mình không khá hơn cuộc sống đại học rất mệt mỏi mình từng nhiều lần có suy nghĩ tự tử. tâm trạng lúc vui lúc buồn, hay cáu gắt vô cớ. Mình xa lánh mọi người xung quanh bạn bè người thân. Nhiều lúc trong khoảng thời gian dài mình không thể ngủ được mình thấy rất mệt mỏi. Ad cho mình hỏi đây có phải họi chứng trầm cảm không . Mình nên làm thế nào ạ, Mình cảm ơn.

    Thích

  12. Pingback: Khái niệm Rối loạn cảm xúc lưỡng cực – Rối loạn cảm xúc lưỡng cực – Bipolar Disorder

  13. chị gái em thường hay đau bụng, kết thúc 1 ngày đều cảm thấy lo lắng không rõ nguyên nhân, không thể nói rõ cảm xúc hay suy nghĩ của mình, rất dễ khóc và cảm thấy bản thân kém cõi, đặc biệt chị ấy rất hay suy nghĩ đến việc tự làm đau bản thân. Chị ấy còn có cảm giác ức chế nữa. Không biết tình trạng này được xếp vào diện nào vậy ạ?

    Thích

Bình luận về bài viết này