Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Boon Teng, một anh chàng thất nghiệp ở tuổi 26 có tiền sử kinh hãi sự dơ bẩn và nhiễm trùng từ đất bụi và vi khuẩn. Điều này dẫn đến hành vi tắm rửa một cách cưỡng chế. Ngày nào cũng vậy, anh có thể rửa tay đến 50 lần, mỗi lần 5 phút, và tắm 3 lần, mỗi lần tắm ít nhất một tiếng đồng hồ. Anh không cho bất cứ ai sử dụng phòng vệ sinh của mình, và anh yêu cầu mẹ mình lau dọn nó trước mỗi lần anh bước vào. Anh tránh xa những khu vệ sinh công cộng và nhất định không sử dụng các phương tiện giao thông công cộng vì sợ lây nhiễm các bệnh hoa liễu1. Tất cả những điều này khiến cho không khí ở nhà vô cùng căng thẳng.

by Unsplash

by Unsplash

Việc này bắt đầu khi Boon Teng làm việc tại một quán ăn Trung Quốc nhỏ. Một ngày, ông chủ nhận được lời phàn nàn của khách rằng phòng vệ sinh của nhà hàng có mùi hôi. Sau đó, ông chủ quyết định phân cho Boon Teng việc quản lý vệ sinh của toàn bộ nhà hàng. Thời gian đầu, mọi nhân viên đều nói rằng anh là người vô cùng nhiệt tình với công việc, luôn kiểm tra và tự tay lau chùi những khu vực nào mà anh cho rằng “không đạt tiêu chuẩn sạch sẽ”. Tuy nhiên, họ dần trở nên khó chịu khi anh yêu cầu nhân viên phải tham gia vào việc lau chùi tất cả những dụng cụ nhà bếp trước giờ mở cửa và sau khi đóng cửa. Điều này khiến nhiều người vô cùng bất mãn, cuối cùng ông chủ đã yêu cầu Boon Teng nghỉ việc.

Tại phòng khám, Boon Teng vô cùng chán nản vì tình trạng của mình. Anh cảm thấy mình bị xa lánh bởi mọi người, và thậm chí còn nghĩ tới việc tự tử. Không có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Anh được kê thuốc Clomipramine2, và sau một tháng, tâm trạng của anh khá lên một cách đáng kể. Những nỗi sợ hãi và các thói quen kèm theo cũng giảm ít nhiều.

Boon Teng quyết định sẽ không sử dụng thuốc dài lâu, nên một chương trình điều trị hành vi được áp dụng, dùng phương pháp hạn chế phản ứng đối với những vật bị nhiễm khuẩn. Chương trình bao gồm những bài tập như chạm vào nắm cửa, cầm chổi, cây lau nhà và phất trần, và đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng mà không được rửa hay lau chùi theo thói quen. Hơn nữa, số lần rửa tay tối đa bị hạn chế còn 10 lần mỗi ngày, mỗi lần rửa ít hơn một phút. Anh chỉ có thể tắm một lần mỗi ngày trong vòng 20 phút. Sau 3 tháng điều trị, Boon Teng đã nhận thấy có sự cải thiện lớn, và từ đó cho đến 2 năm sau chỉ bị vài lần tái phạm nhỏ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng rối loạn lo âu dựa trên các ý nghĩ dai dẳng và ám ảnh và/hoặc các hành vi cưỡng chế. Dù người bệnh nhân biết được rằng những ý nghĩ là của mình, nhưng hoàn toàn bất lực trước nó. Tương đương như vậy, hành động cưỡng chế hoặc “nghi lễ” là những hành vi dập khuôn, được lặp đi lặp lại mà không đạt được một mục đích nào cả.

Nỗi ám ảnh thường gặp nhất là sợ nhiễm khuẩn từ đất bụi, vi trùng hoặc dầu mỡ, dẫn đến thói quen tắm rửa cưỡng chế. Một số những ám ảnh khác bao gồm bạo lực, ngăn nắp, bệnh tật, tình dục, sự cân đối và tôn giáo. Một hành động cưỡng chế thường thấy nữa là việc kiểm tra và đo đếm, thường được thực hiện một cách nghi lễ với số lần nhất định mà người bệnh cho rằng “thần kì”. Khoảng 70% bệnh nhân OCD vừa có những ám ảnh vừa có những hành vi cưỡng chế; số bệnh nhân chỉ có những ý nghĩ ám ảnh chiếm khoảng 25%, còn trường hợp chỉ có hành vi cưỡng chế không đi kèm suy nghĩ thì tương đối hiếm.

Cho đến gần đây, OCD hay được coi là một căn bệnh hiếm. Tuy nhiên, một nghiên cứu cộng đồng được hỗ trợ bởi Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia của Mỹ cho thấy rằng số người mắc chứng OCD lên đến 2% dân số. Một nghiên cứu cộng đồng khác với 3,020 người tại Singapore tuổi từ 13 đến 65 lại báo cáo tỷ lệ căn bệnh này chỉ ở mức 0.3% (Fones, Kua, Ng & Ko 1998). Hơn nữa, căn bệnh này thường bắt đầu vào độ tuổi cuối vị thành niên – đầu trưởng thành, thường diễn biến khó lường và mãn tính. Số phụ nữ bị mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới một chút.

Trong số 40 bệnh nhân mẫu mắc chứng OCD được điều trị tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, 22 người là nam, và 80% số người có triệu chứng cả về ám ảnh lẫn hành vi cưỡng chế. Nỗi sợ hãi bị nhiễm khuẩn là điều thường gặp nhất (60%); những chủ đề gây ám ảnh khác bao gồm sự cân đối và hoàn hảo (25%), bạo lực (10%), và tôn giáo (10%). Độ tuổi thường gặp nhất là 15 đến 25 tuổi.

Cuộc sống của người mắc chứng OCD

Khi phải đối mặt với một ý nghĩ ám ảnh, người bệnh thường sẽ xuất hiện những triệu chứng lo lắng giống như bất cứ ai khi đang ở trong trạng thái lo âu. Dấu hiệu nhận biết rõ hơn là có những hành vi trốn tránh vì những hành động cưỡng chế (ví dụ như tắm rửa) không thể giảm nhẹ cảm giác lo âu của người bệnh. Ví dụ, nỗi kinh sợ ám ảnh về sự dơ bẩn, nhiễm khuẩn có thể dẫn đến hành động rửa tay nhiều lần sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Cuối cùng, người bệnh sẽ đơn giản là tránh luôn không sử dụng nhà vệ sinh công cộng nữa, hoặc tránh không chạm vào những vật thể được coi là “nhiễm khuẩn”. Điều này sẽ gây ra nhiều hạn chế trong cuộc sống thường ngày. Ở nhà, những thành viên trong gia đình thường bị bắt ép phải làm những hành động như tìm ra chỗ bẩn hoặc lau chùi dọn dẹp. Thường xảy ra mâu thuẫn trong gia đình khi bệnh nhân bị từ chối. Năng suất làm việc không hiệu quả hoặc bỏ học về nhà sớm không phải là những hành động hiếm thấy ở bệnh nhân OCD. Về mặt tình cảm, cảm xúc, có đến 2/3 bệnh nhân OCD bị trầm cảm nặng trong suốt cuộc đời.

Những dấu hiệu lâm sàng của chứng OCD

  1. Ám ảnh
  2. Hành vi cưỡng chế
  3. Triệu chứng lo âu
  4. Hành vi trốn tránh
  5. Trầm cảm

Phân biệt Rối loạn ám ảnh cưỡng chế với các rối loạn khác

Bệnh nhân rối loạn lo âu toàn thể (Generalized anxiety disorder) luôn cảm thấy nỗi lo âu thường trực, lơ lửng trên đầu, chứ không chỉ chú tâm vào một vài ý nghĩ hoặc nỗi sợ hãi như chứng OCD như sợ dơ bẩn, lây nhiễm.

Với chứng rối loạn hoảng sợ (Panic disorder), bệnh nhân trải qua những cơn hoảng loạn, lo âu tột độ, nhưng thường gián đoạn nhau, và bệnh nhân thường ổn thỏa nếu không có những cơn hoảng sợ này. Bệnh nhân cũng không biểu hiện dấu hiệu ám ảnh.

Rối loạn lo âu (Phobic disorder) thường có biểu hiện hành vi trốn tránh giống như OCD, tuy nhiên nguồn gốc và tình chất của nỗi lo âu cụ thể và tập trung hơn.

Một số bệnh nhân trầm cảm nặng (Major depressive disorder) thường có những ý nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại, tuy nhiên đây là hiệu ứng phụ của tâm trạng xấu, và thường sẽ hết một khi tâm trạng bệnh nhân khá lên.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt (Schizophrenia) cũng có những hành vi dập khuôn, nhưng đồng thời có những hoang tưởng và ảo giác. Hơn nữa, bệnh nhân OCD nhận biết được những ý nghĩ ám ảnh là của mình, trong khi bệnh nhân tâm thần phân liệt không thể phân biệt được.

Riverside by K.

Riverside by K.

Cách chữa trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một hội chứng có hình thức đa dạng và diễn biến khó lường. Nhiều mô hình điều trị đã thành công ở những mức độ nhất định trong việc cải thiện các triệu chứng OCD. Những liệu pháp này bao gồm dược lý trị liệu (pharmacotherapy), điều trị nhận biết hành vi (CBT), liệu pháp sốc điện (electro-convulsive therapy) và phẫu thuật tâm thần (psychosurgery). Thông thường, sử dụng một mình biện pháp trị liệu tâm lý sẽ không có hiệu quả, nhưng sự ủng hộ về mặt tinh thần, tâm lý cho bệnh nhân OCD và gia đình là vô cùng quan trọng

1. Dược lý trị liệu (Pharmacotherapy)

Dược lý trị liệu hỗ trợ các bệnh nhân OCD bằng các loại thuốc chống trầm cảm (Antidepressant), đặc biệt là những thuốc có tác dụng lên hệ thống serotonin. Những thuốc này bao gồm clomipramine (75mg – 200mg), fluoxetine (20mg – 60mg), paroxetine (20mg – 60mg) và sertraline (50mg – 200mg). Những thuốc cân bằng tâm trạng như lithium cũng được sử dụng để tăng hiệu quả của thuốc chống trầm cảm, đặc biệt với những bệnh nhân đồng thời mắc chứng trầm cảm nặng. Đôi khi những thôi thúc, cưỡng chế kì quặc hoặc những ý nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân OCD rất gần với bệnh thần kinh (Psychosis). Vì vậy, những thuốc chống thần kinh (Antipsychosis) như haloperidol, trifluoperazine ở liều nhẹ đã được kê đơn cùng với thuốc chống trầm cảm. Benzodiazepines thường chỉ có thể làm giảm bớt hành vi lo âu của bệnh nhân OCD. Hiện tại chỉ có clonazepam là thuốc chứa benzodiazephine duy nhất, được cho thấy có tác dụng chống những ám ảnh.

2. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy CBT)

Liệu pháp “tự phơi nhiễm” (Exposure therapy) là phương pháp điều trị hành vi chính thường được sử dụng. Phương pháp này cho bệnh nhân OCD tiếp xúc với các vật thể kích thích sự lo âu, ám ảnh, VD: chạm vào các vật có thể lây nhiễm bệnh như nắm đấm cửa, sàn nhà…vv. Bước sau đó là ngăn chặn hành vi, VD: bệnh nhân tự kiềm chế không rửa bàn tay vừa bị “nhiễm bẩn” của mình. Liệu pháp tự phơi nhiễm thường được thực hiện theo mức độ, cấp bậc tình huống gây sợ hãi.

Liệu pháp Làm mẫu (modelling) yêu cầu bác sĩ trị liệu làm mẫu cách xử lý một tình huống gây sợ hãi mà không thực hiện những hành vi, “nghi lễ” cưỡng chế. Cuối cùng, chuỗi ý nghĩ ám ảnh sẽ bị gián đoạn, từ đó bị ngắt hoàn toàn bằng cách dừng lại những suy nghĩ đó.

Trong các biện pháp trị liệu nhận thức, bệnh nhân được dạy cách đối mặt với thực tế của những điều khiến mình sợ hãi, chỉ ra rằng bệnh nhận đã đánh giá quá cao mức độ nguy hiểm của nó. Hướng suy nghĩ trắng-đen và phóng đại hóa cũng là những yếu tố làm sai lệch nhận thức.

3. Liệu pháp sốc điện (electro-convulsive therapy ECT) và Phẫu thuật tâm lý (Psychosurgery)

Liệu pháp sốc điện (ECT) thường được cho là không hiệu quả đối với bệnh nhân OCD không bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử, và phẫu thuật tâm lý (psychosurgery) chỉ nên được áp dụng khi tất cả những biện pháp trị liệu hành vi và dược lý đều thất bại trong việc giảm bớt triệu chứng OCD.

Dự đoán

Cho đến thời gian gần đây, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế luôn được coi là một trong những hội chứng khó đoán nhất trong các bệnh về rối loạn tâm lý. Bệnh này thường có một quá trình mãn tính và chiều hướng xấu đi, với các triệu chứng tăng giảm thất thường. Tuy nhiên, sự tiến bộ gần đây trong dược lý trị liệu, cũng như các phương pháp điều trị hành vi đã giúp giảm bớt triệu chứng OCD một cách đáng kể với 70% bệnh nhân. Mặc dù số đông bệnh nhân phản ứng tốt với phương pháp điều trị, thường vẫn có một số triệu chứng còn sót lại.

Nguồn: Những nỗi sợ hãi vô lý ngoài tâm kiểm soát – Vượt qua ám ảnh, thôi thúc và sợ hãi – S.M.Koo 2000.

Người dịch: Lini

Chú thích:

1: Các bệnh hoa liễu (venereal diseases) còn được gọi là các bệnh lây lan qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases STD). Tuy nhiên, các bệnh này không chỉ lây qua đường tình dục, tùy vào chứng bệnh, có thể lây qua việc dùng chung kim tiêm, sữa mẹ, động chạm ngoài da, dùng chung ga gối, khăn tắm.

Nguồn: Healthline

2: Clomipramine là một loại thuốc uống đặc trị dùng cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thuốc này hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp cân bằng tâm lý.

Nguồn: U.S. National Library of Medicine

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo. Người bệnh hoặc nghi bị OCD nên tới các trung tâm, bệnh viện có chuyên môn cao để được điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng.

Một suy nghĩ 38 thoughts on “Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

      • Chào bạn,

        Vì cơ địa mỗi người khác nhau nên có thể hiệu quả với người này nhưng có thể không hiệu quả với người kia. Khi gợi ý một hay nhiều phương pháp điều trị, các bác sĩ và nhà khoa học phải dựa trên tỉ lệ thống kê. Tức là phương pháp này hiệu quả với bao nhiêu phần trăm bệnh nhân. Ví dụ hiệu quả với 70-80% nhưng số còn lại có thể không hiệu quả. Chưa kể còn phụ thuộc vào các yếu tố như: trình độ bác sĩ, bản thân bệnh nhân có kiên trì uống thuốc thường xuyên và đúng liều không, hay hôm nhớ hôm quên (vì dừng thuốc đột ngột rất dễ tái phát), rồi phương pháp trị liệu tâm lý đó có hiệu quả không hay cần phải đổi phương pháp khác.

        Bản thân tôi bị OCD và cả panic disorder nhưng với tôi những phương pháp trên đã giúp tôi rất nhiều, vậy bạn nói lý thuyết suông và sáo rỗng là rất phiến diện. Khi đưa ra ý kiến, đó chỉ là ý kiến tham khảo, có thể đúng với người này hay người kia. Nhưng bạn đang phủ nhận sạch trơn. Và như vậy là không nên.

        Linh

        Thích

      • Chào bạn. Mình làm việc trong phòng thí nghiệm và tiếp xúc với hoá chất. Từ khi có bầu mình có lên mạng tìm hiểu thông tin về bà bầu. Và mình rất sợ những cái gì có ảnh hưởng đến con mình. Sau một thời gian mình bắt đầu sợ hoá chất. Sợ thuồc.vi mình cứ nghĩ uống vô sẽ haih con mình. Vậy là người nhà phải cất hết nước rửa chén. Xà phòng. Thuốc….bây giờ ssinh con được 6 thág rồi mà mình vẫn sợ mấy thứ đó. Mình cứ sợ sẽ bỏ mấy chất độc hại vô sữa. Đồ ăn của con mình. Vậy mình đag bị gì và nên làm thế nào

        Thích

      • Em chào chị,

        Chị với em bé như thế nào rồi ạ. Em trả lời chậm để chị chờ, cho em xin lỗi chị nhiều nheng.

        Chị có thể viết thư về editor@beautifulmindvn.com, tụi em sẽ trả lời chi tiết hơn ạ.

        Cám ơn chị nhiều đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho tụi em.

        Em với mọi người chờ tin chị,

        Thương mến,

        V.

        Thích

    • Chào bạn, tôi không biết tình trạng ám ảnh cưỡng chế của bạn ra sao, nên không dám khuyên gì, nhưng bản thân tôi thì tin chắc chắn ám ảnh cưỡng chế có thể hết hoàn toàn và rất ít tái phát, nếu có thì cũng chỉ thỉnh thoảng, và với cường độ nhẹ, có thể dễ dàng kiểm soát. Tôi nói vậy vì đó là kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi vô cùng bức bối, đau khổ, tốn nhiều thời gian và kém năng suất học tập, làm việc hơn 3 năm vì tình trạng ám ảnh cường độ cao, và tôi cũng không hề biết mình bị gì để đi trị vào thời gian đó. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thì nó lắng xuống hoàn toàn, thỉnh thoảng trồi lên, nhưng không ác liệt như xưa, có thể kiểm soát. Nó hơi bùng phát một chút khi tôi gặp stress hoặc những vấn đề bất mãn. Nhưng đây chỉ là sự tiến triển tốt của một người không trị bằng thuốc và cả tâm lý liệu pháp. Tôi nghĩ, nếu bạn có trị liệu, bằng thuốc hoặc tâm lý, thì sẽ tiến triển tốt hơn tôi. Bạn đừng nghĩ hết hoàn toàn là không bao giờ được tái phát, vì nếu tái phát rất ít và cường độ trong tầm kiểm soát thì không phải là vấn đề. Giống như người từng sống trong sóng gió vô cùng đau khổ, sau đó được thoát ra khỏi cảnh đó, nhưng trong cuộc sống mới thì thỉnh thoảng cũng sẽ có chút buồn, chút thử thách, chứ cuộc sống thì không thể nào hoàn toàn như ý mình muốn. Mỗi lần tôi bị ám ảnh, tôi thường tìm cách hướng chú ý của mình sang việc khác khiến tôi thích thú như xem phim yêu thích, nghe bản nhạc yêu thích, gọi điên tám chuyện với bạn tâm giao, v.v… Và như vậy thì tôi không cần phải dùng ý nghĩ cưỡng chế cái ám ảnh đó (hành vi cưỡng chế của tôi là một ý nghĩ khác để dập cái khó chịu của ý nghĩ ám ảnh), tôi không phải cố đấu tranh với cái ám ảnh, vì tôi biết nó là tự động của thần kinh, như thỉnh thoảng núi lửa phun là việc của tự nhiên, người ta chỉ có thể tìm cách tốt nhất để sống hoà bình với nó, chứ không thể bịt miệng núi lửa (biết đâu sau này người ta có cách hay để bịt cứng cái miệng núi lửa luôn bằng thuốc hoặc tâm lý trị liệu, hoặc gì đó thì quá hay). Vậy nên bạn cứ lạc quan lên, giữ cơ thể và tinh thần khoẻ mạnh, thì ám ảnh sẽ giảm, và nếu có đến thì bạn đã có hệ thống miễn dịch tốt của thần kinh để vượt qua nó dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể tham gia học thiền quán Vipassana, dù bạn đạo gì thì học thiền cũng không hề trái với niềm tin tôn giáo nào, mà thiền sẽ giúp tinh thần bạn khoẻ mạnh hơn, kiên cố hơn. Chúc bạn an vui!

      Đã thích bởi 1 người

      • Hà Nội có Ngàn phố tâm lý với bệnh viện Pháp Việt nhe bạn. Tới Pháp Việt bạn hỏi bác sĩ Võ Văn Bản nheng.

        Đi khám về có chuyện gì khẩn bạn cứ viết mail về counselling@beautifulmindvn.com, tụi mình ở đây nghe bạn. Tụi mình không phiền đâu, hứa. Bạn đừng ngại nheng.

        Thân mến,

        V.

        Thích

      • chào bạn, đọc những dòng viết của bạn tôi thấy hình như bạn bị chứng bệnh này và đã khỏi, tôi có thể gặp trực tiếp bạn để nhờ tư vấn không. Gia đình tôi cũng có người nhà mắc bệnh này và thật sự rất khó khăn trong cuộc sống.

        Thích

      • giờ mình mới thấy comment nên mình trả lời chậm để bạn chờ, cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng.

        giờ bạn như thế nào rồi, bạn đã tìm được bác sĩ chưa? nếu chưa thì bạn có thể nói cho tụi mình biết bạn đang ở chỗ nào, mình sẽ giúp bạn tìm chỗ cho.

        mình chờ tin bạn,

        thương mến,

        V.

        Thích

  1. Các anh chị cho em hỏi có trung tâm hay phòng khám nào chữa trị chứng này ở Tp HCM không ạ? Anh chị có thể tư vấn giúp em làm sao có thể khuyên, động viên người thân của em mắc chứng này đi khám và điều trị không ạ? Người này là nữ, 23 tuổi, bạn gái của em.

    Thích

    • Có bạn nhé,

      Bạn thử tham khảo các chỗ sau đây:

      TP. HCM:
      – Welink.vn
      – Bệnh viện Việt Pháp HCM
      – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/
      – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,120 Hồng Bàng,phường 12,quận 5
      – Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM. Email: info@bvtt-tphcm.org.vn
      – Bệnh viện đại học Y Dược TP. HCM ,Phòng tham vấn tâm lý.
      – Trung tâm tư vấn Hồn Việt
      – Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa,Đồng Nai)

      Về mặt bản chất, bị rối loạn tâm lý thực chất là não bộ của chúng ta bị mất cân bằng chất hóa học và chất dẫn truyền thần kinh, và não bộ cũng là một bộ phận của cơ thể như phổi, gan, tim. Vì vậy nếu gan, tim, phổi bị ốm và được chữa trị thì không có lý gì não bộ lại không được đối xử tương đương. Bạn có thể cho gia đình đọc các bài viết, tư vấn của Beautiful Mind VN, in ra để họ đọc, chắc chắn gia đình bạn sẽ hiểu thôi.

      Thân ái,

      KLinh

      Thích

  2. Khoảng nửa năm trước ,em luôn lặp đi lặp lại hình ảnh mình không muốn liên quan đến tôn giáo, luôn sợ mình có khả năng xuống địa ngục do nghĩ như vậy…luôn kiểm tra giấy gói trước khi mình vứt đi,thậm chí nếu quên còn lén nhặt lại ,ghế có gì không trước khi ngồiđể xem,rửa tay rất nhiều… lỡ có gì sai, mà em cũng không hiểu rõ cái gì sẽ sai nên rất khó chịu,như bị ép buộc vậy. Sau khi đấu tranh khó khăn để không nghĩ đến tôn giáo như vậy nữa thì em lại sợ những thứ như chết chóc , aids,ung thư….rồi lại làm như lúc trước. Sau khi quá mệt mỏi em mới tìm hiểu và biết về ocd , em thấy có khả nă cao mình mắc phải. Em chia sẻ với ba mẹ nhưng hay bị phớt lờ hay yêu cầu quay lại với tôn giáo nghiêm túc hơn. Em có đọc được ocd phải nhờ chuyên gia để hết nhưng vẫn muốn hỏi có cách nào để tự mình làm ám ảnh giảm bớt từ nhà không . Em 16 tuổi.

    Thích

    • Chào em,

      Xin lỗi vì giờ mới trả lời em (tại bọn chị chủ yếu làm qua mail).

      Ám ảnh nó cũng chỉ là suy nghĩ, mà suy nghĩ thì thường vô hại. Em hãy coi nó chỉ là suy nghĩ mà thôi. Đó là do não bộ lo lắng của em sản sinh ra (suggest) để bảo vệ em khỏi những “nguy hiểm” tiềm tàng. Não bộ là một bộ phận tuyệt vời, có thể sản sinh hàng ngàn ý tưởng một lúc. Trên thực tế, những người bình thường cũng sẽ có những ý nghĩ thoáng qua (ý nghĩ về tôn giáo hay báng bổ, ý nghĩ bạo lực hoặc các loại sợ hãi khác)… nhưng khác những người bị OCD, họ có thể kệ nó được, còn chúng ta thì lại sợ hãi và nghĩ rằng “liệu sẽ có gì tiếp theo xảy ra với mình đây?”

      Cách tốt nhất là em hãy giữ 1 cuốn nhật ký và viết ra (ví dụ những thứ như chết chóc, aids, ung thư…) và tự viết bên cạnh xem là liệu nó có lý không? Nỗi sợ này là vô lý hay có lý, và có lý bao nhiêu phần trăm… (ví dụ 0% là ko thể xảy ra còn 100% là chắc chắn đang/có thể xảy ra). Những hình ảnh liên quan đến tôn giáo là do não bộ em “phát hiện” ra việc em sợ điều gì nhất và cơn sợ/OCD sẽ “gợi ý” em (một cách vô thức) nghĩ đến nó, đại khái sẽ tập trung vào thứ em “sợ” nhất, làm em lo lắng. Trước hết em hãy mường tượng những ý nghĩ đó như là những chiếc xe qua lại, đến rồi đi. Em chỉ là người qua đường, em vô tình thấy và đứng lại quan sát. Em chỉ quan sát mà thôi. Em không thể nào điều khiển được chiếc xe màu đỏ hay màu xanh sẽ đi qua trước mặt em đúng không? Tương tự với những suy nghĩ đó thôi.

      Chúc em mau khỏe,

      KLinh

      Đã thích bởi 1 người

      • Cảm ơn Linh!
        Tôi bị cái này từ bé nhưng đều tự qua, chỉ có dạo gần đây là thấy nặng hơn!
        Đầu tiên là việc mình làm gì và thời gian ( ngày, giờ, phút ) hay những con số mà mình gặp ( số nhà, hay đơn giản là tờ vé số…) đều sợ gặp phải những số mà mình cho là không may mắn.
        Sau đó là những chuyện mình làm đều không muốn gặp phải những cảnh không hay trong lúc làm, nhưng chỉ những chuyện đặc biệt mới vậy.
        Riết tới những chuyện vặt vãnh như viết code, mua đồ dùng, học bài… cũng không muốn những suy nghĩ, hình ảnh không tốt, hay những con người không tốt hiện lên lúc đó, sợ chúng có gì gắn kết với nhau khiến không thể làm gì nổi!
        Lần này đến sợ cả suy nghĩ thì không thể điều khiển nổi, không có cách nào né tránh! Chốc lát lại hiện lên!
        Mọi thứ trở nên cực kỳ bế tắc!
        Sau khi đọc xong cách làm của L, tôi thấy khá hơn nhiều, tôi nghĩ, những hình ảnh, những con người kia là kia vô tình ta gặp phải, không phải ta muốn vậy. Nếu suy nghĩ tích cực hơn, chúng gợi nhắc cho ta biết cách tránh, răn đe ta không nên làm theo, cảm thấy vui vì mình không phải như vậy, mình tốt hơn họ, mình không bị như vậy, thấy tội nghiệp họ…!
        Cảm ơn!

        Đã thích bởi 2 người

  3. nhìn chung các bạn nên dùng thuốc đặc trị cho bệnh này, tôi cũng bị bệnh ocd 4 năm rồi còn có cảm giác mất ý thức ( tâm thần nhẹ) sau đó tôi đến bệnh viện bạch mai khoa tâm thần và được họ chỉ cho bác sĩ Tiến sĩ Dương Minh Tâm. Hiện nay tôi vẫn đang điều trị thuốc được gần 2 tháng và tôi thấy sự tiến bộ rõ rệt qua từng ngày. Vì là người bệnh nên tôi mong bạn nào bị bệnh này hãy vững tin để cố gắng chiến đấu lại với bệnh tật. Chúc các bạn khỏe mạnh!

    Thích

  4. Mình bị bệnh này gần 7 năm nay rồi, nó ám ảnh mình rất khổ cực làm mình không làm được nhiều việc quan trọng, làm mình mất đi bạn bè họ hàng tiền bạc, công việc, rất nhiều thứ, … mình mất rất nhiều thời gian vào việc rửa ráy, tắm giặt, lau chùi, … vì cứ nghĩ là có những con gì nó bò vào người, đồ đạc, quần áo, … đã có những lúc mình rất tuyệt vọng và nghĩa đến tự tử. Các bạn ơi mình cùng giúp nhau chữa trị bệnh này nhá, để cùng thấy yêu đời và vui vẻ trong cuộc sống.

    Đã thích bởi 1 người

  5. Mình bị ám ảnh và cứ lặp đi lặp lại các hình ảnh về tình dục mặc dù trc đây đối với mh tình dục rất bt nhưng sao dạo ba tháng đây đầu óc mình cứ lặp đi lặp lại những hình ảnh về tình dục mặc dù mh chưa từng quan hệ hay có ham muốn gì với ai cả mình khổ sở với nó lắm ko bk làm sao để ngừng suy nghĩ về nó nữa

    Thích

    • Ám ảnh tình dục cũng là chuyện bình thường hầu như ai cũng có, nếu bạn bị ám ảnh quá thì nghĩ ra thật nhiều việc gì đó để làm rồi dần dẫn sẽ quên bớt ám ảnh tình dục đi.

      Thích

  6. Trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế của mình khá lạ và khá tức cười.
    Mình rất mê game, trong thời gian hơn 2 năm qua mình đã lên một trang web chuyên chia sẻ game và tải game trên đó về, nhưng mỗi game tải về sẽ lấy đi 1 ngàn đồng của mình trong tài khoản. Tức là phải nạp thẻ cào điện thoại mới tải về được.
    Và hơn 2 năm qua mình đã nạp hơn 300 ngàn vào trang web đó, tải về máy hơn 300 game, tuy nhiên chưa có một tựa game nào mình chơi hết cả, mình rất cả thèm chóng chán, mình cứ tải về hết trò này đến trò kia rồi lại xoá đi, rồi lại nạp tiền vào để tải tiếp nữa, nhưng chẳng có trò nào mình chịu chơi quá một tháng.
    Rốt cuộc, hơn 2 năm trôi qua, cho đến thời điểm hiện tại, cứ mỗi lần nghĩ tới 300 tựa game mà mình đã uổng tiền mua nhưng chưa chơi hết trò nào cả cái tự nhiên mình thấy bứt rứt, ám ảnh về nó, mình cảm thấy mình bị bắt buộc phải chơi hết 300 tựa game đó, còn không mình sẽ bị dày vò, day dứt…
    Đó chính là rối loạn ám ảnh cưỡng chế… mình cứ có cảm tưởng nếu mình không chơi hết 300 tựa game đó thì mình sẽ không bao giờ chấm dứt được cảm giác day dứt, khó chịu, ám ảnh này… và đó chính là trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế của mình, mình đang bị nè… trường hợp của mình hơi lạ phải hok? :’|

    Thích

  7. Pingback: Ví dụ và cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế | Tâm lý Á Châu

  8. Chào bạn, cháu mình cũng bị ám ảnh cưỡng bức ocd nhiều năm nay rồi. Cứ mỗi lần dừng thuốc là cháu bồn chồn căng thẳng nhiều khi không kiểm soát được cảm xúc. Có ai biết bác sỹ điều trị ocd giỏi ở Hà Nội thì cho mình biết (01639097367) hoặc chia sẻ cách điều trị bệnh ocd hiệu quả. Thanks

    Thích

  9. Chào Linh. Tôi thành thật cảm ơn những kiến thức mà bạn chia sẻ cùng mọi người. Tôi nghĩ bản thân mình đã mang bệnh này từ năm tôi lên 10 tuổi, nay tôi đã 35 tuổi, hiện đã lập gia đình và đang công tác trong ngành du lịch. Triệu chứng của tôi là sợ nhiễm HIV, sợ dính máu người khác. Dù biết những suy nghĩ của mình là vô lý nhưng tôi rất khó để gạt nó ra khỏi đầu mình. Có những lúc tôi bế tắc! Và hôm nay lang thang trên mạng để tìm thông tin thì lại đọc được bài của Linh và ý kiến của các bạn.
    Tôi để lại số điện thoại của mình, mong Linh dành chút thời gian để kết nối liên lac
    Đông Hồ: 093.9199.093

    Thích

Bình luận về bài viết này