Rối Loạn Lo Âu Xã Hội (Social Anxiety Disorder)

Tôi vẫn còn nhớ trong bài thi cuối kỳ môn tâm lý học của mình có câu: Andrianna rất sợ phải tiếp xúc với đám đông, nỗi sợ ấy càng ngày càng lớn dần đến mức cô không dám đến lớp vì sợ cô phải nói chuyện, hoặc là phải tham gia vào những hoạt động nào đó với nhiều người. Adriana có thể mắc rối loạn gì?

Adriana chính là một ví dụ về chứng rối loạn lo âu xã hội. Nói một cách cực kỳ tóm gọn về bệnh này thì  điểm nổi bật nhất của nó chính là bệnh nhân  có những hành động quá cực đoan để tránh không tiếp xúc với bất kỳ ai (trong trường hợp của Andrianna, cô thậm chí còn nghỉ học, ở nhà để tránh phải tiếp xúc với bất kỳ ai).

Những đặc điểm nổi bật của chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày, hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt hay xấu hổ xảy ra. Người bị mắc rối loạn này khi bị bắt phải giao tiếp, tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tương tác giữa những thành viên thì ngay lập tức sẽ bị kích động dẫn đến sự hoảng loạn, và cơ thể sẽ có những phản ứng tương tự như bệnh đột quỵ ở người cao tuổi với hơi thở ngắn, tim đập nhanh, người rối loạn cảm thấy không thở được.

Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có thể nhận thấy sự sợ hãi của họ là quá mức hoặc vô lý, nhưng trẻ em thì không như vậy. Thông thường, trẻ em hay tránh  những hoạt động mang tính chất xã hội hay bắt buộc mình phải tham gia nó với nỗi kinh sợ. Để được coi là mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, thì người rối loạn phải có những biểu hiện như tránh né, sợ hãi, lo lắng không nguôi trước những tình huống mình phải hòa với đám đông, hoặc để cho việc giao tiếp thông thường với những người xung quanh dẫn đến cản trở các hoạt động thường ngày. Nếu rối loạn nhân dưới 18 tuổi thì những biểu hiện trên phải liên lục trong vòng 6 tháng mới được chuẩn đoán mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội. Nỗi sợ hãi hay sự lảng tránh không phải là kết quả từ việc dùng thuốc tác động lên tâm lý hay những điều kiện về sức khỏe. Và đương nhiên, không nên lầm lẫn chứng rối loạn lo âu xã hội này với những căn rối loạn tâm lý tương tự khác .

Những tình huống mà những người mắc rối loạn lo âu xã hội tránh né và sợ hãi thường rơi vào hai dạng: làm gì đó trước những người xa lạ (như thuyết trình…) hoặc những giao tiếp cá nhân (tiệc tùng, hẹn hò). Nỗi sợ bị bẽ mặt có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự khó chịu và sợ hãi này. Mỗi cá nhân với chứng rối loạn này thường quan tâm thái quá về mặt mũi và các tình huống có thể làm cho họ xấu hổ, lung túng hay ngượng nghịu, đồng thời luôn lo lắng cái nhìn của người khác với mình, sợ họ sẽ cho rằng mình ngu ngốc, điên khùng, hay yếu đuối. Họ cũng có thể cảm thấy sợ khi phải đứng phát biểu trước công chúng vì lo lắng người khác sẽ chú ý đến giọng nói run rẩy hay bàn tay đang mướt mồ hôi của mình. Người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội trải nghiệm nỗi lo âu, kinh hoàng tột điểm lúc nói chuyện với người khác vì sợ rằng mình sẽ bị cà lăm, không thể giao tiếp đàng hoàng được. Đã là người, không ít thì nhiều đều để tâm đến cái nhìn ánh mắt người đời, họ luôn có cách đối phó cho riêng mình, nhưng những người mắc rối loạn này lại phòng bị trước những tình huống đó với một thái độ quá mức tiêu cực.

Preikestolen, Lysefjord, Norway by Europe Trotter

Preikestolen, Lysefjord, Norway by Europe Trotter

Người với chứng này thường tránh không ăn, uống, hoặc viết ở nơi công cộng, vì nỗi sợ những người qua lại sẽ nhìn thấy bàn tay đang run không ngừng của mình. Hầu hết, họ đều có những triệu chứng liên quan đến hoảng loạn như cơ bắp căng cứng, đổ mồ hôi, bao tử khó chịu, tiêu chảy, đỏ mặt, bối rối.

Nếu bạn đang băn khoăn rằng có những lúc bạn đến lớp mà quên không kịp chuẩn bị bài, trong khi cô giáo đang dò danh sách để coi bạn nào chuẩn bị lên đoạn đầu đài ngày hôm nay thì ở dưới này, bạn cảm thấy tim mình sắp nhảy ra khỏi lồng ngực; còn bàn tay không ngừng ra mồ hôi, hơi thở gấp gáp chân thì run lẩy bẩy, và khi đọc đến đây, bạn đang tự hỏi rằng mình có bị mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hay không thì tôi xin thưa rằng không. Những phản ứng cơ thể của bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi bằng việc chuẩn bị bài kỹ hơn. Hơn nữa, nỗi sợ của bạn là có lý do (quên học bài nên sợ bị cô gọi lên) còn những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội không cần bất cứ lý do gì để sợ cả. Chỉ là, họ quá chú tâm vào cái cách mà người khác đánh giá về mình thôi, họ không muốn là trung tâm của mọi ánh nhìn, nếu được, họ muốn thu gọn mình về một góc, càng ít người chú ý thì càng tốt.

Không phải bất kỳ nỗi sợ nào khi phải giao tiếp với người khác đều được coi là chứng rối loạn lo âu xã hội, mà nỗi sợ này phải can thiệp và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống thường ngày của người rối loạn trong công ăn việc làm, học hành, giáo dục, như Adrianna. Hoặc người đó phải có những lúc cực kỳ lo lắng về cảm xúc, sự lảng tránh bất bình thường này của mình. Nói cách khác, họ phải biết được rằng, những hành vi trốn tránh, cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ, không dám làm gì và cố gắng thu mình về một góc này là vượt xa mức bình thường. Ví dụ như một người sợ phải phát biểu trước công chúng sẽ không được coi là mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội nếu như nỗi sợ này của anh ta không ảnh hưởng gì đến hoạt động thường ngày và công việc, lớp học. Hơn nữa, anh cũng không quá lo về tình huống này của mình. Sợ mình sẽ bị mất mặt là chuyện bình thường ngày trong xã hội  nhưng mức độ của nó thường không đến nỗi để bị liệt vào chứng Rối loạn lo âu xã hội. Những chứng rối loạn lo âu xã hội, hoặc ngại đám đông thì đặc biệt bình thường đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên (ví dụ như thiếu nữ mới trưởng thành thì ngại phải ăn uống trước mặt một đám con trai nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì cô bé lại không cảm thấy sợ nữa). Thế nên với những người dưới 18 tuổi thì những biểu hiện phải liên tục trong vòng 6 tháng liền mới đươc coi là mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội thật.

Đặc biệt hơn, những triệu chứng rối loạn còn được dùng làm nguồn chuẩn đoán những nỗi sợ có liên quan nhiều đến tình huống xã hội (như bắt đầu, hoặc duy trì cuộc nói chuyện, tham gia vào nhóm, hẹn hò, nói chuyện với lãnh đạo, tham dự các buổi tiệc) Cá nhân người rối loạn mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội thì thường đồng thời sợ hoạt động trước công chúng và các tình huống giao tiếp với người xung quanh, và cũng vì người mắc rối loạn này thường không phản ứng hết những triệu chứng, hành động đã được nêu trên trong một tình huống riêng rẽ, cho nên sẽ rất hữu dụng nếu bác sĩ phụ trách rà lại danh sách hoạt động xã hội mà họ đã tham gia.

Theo khảo sát từ các phòng khám thì tỷ lệ người mắc rối loạn thường khác nhau tùy theo nền văn hóa. Trong một vài nền văn hóa như Nhật và Hàn, người dân ở đó thường sợ làm mất lòng người khác một cách quá mức và đó cũng là một triệu chứng rối loạn thay vì sợ xấu hổ. Những nỗi sợ này thường biểu hiện qua những hành vi lo lắng quá độ như đỏ mặt, nhìn thẳng vào mắt, hoặc mùi hôi của một người cũng có thể là nguyên nhân làm mất lòng người khác (như ở Nhật).

Chứng rối loạn này có nhiều khả năng di truyền cho đời thứ nhất, có thể tự động biến mất rồi quay lại hoặc có thể không. Ví dụ như nếu người rối loạn có triệu chứng sợ hẹn hò, kết hôn thì người này sẽ dần làm quen với cuộc sống mới và khắc chế nỗi sợ của mình, tuy nhiên rối loạn tình có thể quay lại sau khi người bạn đời của họ chết đi. Hay một công việc mới đòi hỏi người rối loạn phải nói trước công chúng có thể tạm thời làm giảm chứng Rối loạn lo âu xã hội ở một người chưa bao giờ phải xuất hiện trước đám đông.

 

Social Phobia by Ken Abrahams

Social Phobia by Ken Abrahams

Rối loạn lo âu xã hội có thể chữa trị bằng phương thức hành vi (Behavioral therapy), tập trung vào hành vi của rối loạn nhân. Ban đầu rối loạn nhân bị bắt phải tham gia vào những tình huống mà ngày thường họ sẽ tránh, và với những tình huống lặp đi lặp lại như vậy, họ sẽ dần bớt lo âu đi và học cách khắc phục nỗi sợ của mình. Một trong những liệu pháp được dùng rộng rãi nhất của phương thức hành vi này là gây cảm xúc có hệ thống (systematic sensitization), với quá trình được thực hiện theo từng bước một, rối loạn nhân sẽ học được cách giảm dần nỗi sợ hãi của mình. Mục đích của liệu pháp này là tìm cách kết hợp nỗi sợ và thư giãn tinh thần lại với nhau.

Những người mắc rối loạn này cũng có nguy cơ mắc trầm cảm nên có thể dùng thuốc chống trầm cảm để giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến trầm cảm.

Còn một biện pháp khác chính là dùng phương thức hành vi – nhận thức. Đây là biện pháp tổng hợp từ phương thức hành vi và phương thức nhận thức, tập trung vào xây dựng cách suy nghĩ của rối loạn nhân, thay đổi nó để thay đổi hành vi.

Q:Tôi cần phải làm gì hay nghĩ gì nếu cảm thấy lo âu khi đang ở trong một tình huống xã hội, nơi mà tôi không biết ai cả, hoặc đơn giản cảm thấy không an toàn?

A:Tình trạng lo âu phổ biến nhất ở thanh thiếu niên trong trung tâm chúng tôi là “sợ xã hội” hoặc “rối loạn lo âu xã hội” và điều này chẳng hề gây ngạc nhiên chút nào, bởi vì đây là dạng rối loạn lo âu phổ biến nhất ở Mỹ. Cảm xúc không an toàn ở mức độ nhẹ, hay lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình là bình thường, đặc biệt là khi bạn đang ở trong một tình huống xã hội mới như lần đầu tiên gặp gỡ bạn đại học, phỏng vấn xin việc, hay phát biểu trong lớp hoặc buổi họp. Hầu hết mọi người đều cảm thấy hơi run một chút, họ đổ mồ hôi, hay đỏ mặt khi họ là trung tâm của sự chú ý, nhưng thường thì những cảm xúc này sẽ trôi đi và với những tình huống như thế lặp lại, bạn trở nên thích nghi và thoải mái hơn khi quản lý tình huống và tham dự với mọi người.

Điều cần phải làm là tiếp tục tham dự những sự kiện tương tự như vậy hoặc đánh giá tình huống một lần, rồi lại một lần, và thêm một lần nữa. Điều này cho phép bạn nới rộng thế giới xã hội của mình – một cách tốt nhất để chống lại lo âu xã hội. Đúng rồi, trở thành một kẻ cuồng dự tiệc (ừm thì đại loại như thế nhưng hạn chế uống rượu), hoặc thường gặp giáo sư của bạn để thảo luận về bài học hay luận văn, hoặc những câu hỏi mà bạn không hiểu, hoặc lên trang mạng hẹn hò, hoặc tiếp tục tham gia tình nguyện trả lời điện thoại cho một chiến dịch nào đó. Khi đang ở trong tình huống khiến bạn trải nghiệm lo âu xã hội, tập trung vào những thứ đang xảy ra xung quanh bạn và tham gia vào đó, đừng rời đi hoặc tránh né nó, để bạn có cơ hội gặp gỡ ai đó, bắt đầu nói chuyện, và thách thức những lời bạn tự nói với bản thân. Lo âu xã hội dần dần dựng thành nỗi sợ khi bạn tiếp tục chú tâm vào những cảm xúc trong bạn (“Mình cảm thấy run. Mọi người có thể thấy mình đang đổ mồ hôi”), và bạn hạ thấp bản thân mình (“Mình không thể chịu được nữa. Mình không biết nói gì. Những người này sẽ nghĩ mình là một kẻ thất bại”, điều này có thể dẫn đến việc bạn trốn trong nhà vệ sinh hay rời khỏi đó trước khi bạn có cơ hội tham gia hoạt động với mọi người. Nghĩ thực tế và logic…nếu bạn đang ở trong một buổi phỏng vấn, điều này có nghĩa là thành tích của bạn được cuốn hút người khác. Nếu bạn cần nói chuyện với giáo sư, nhớ rằng ngài ấy ở đó là vì họ muốn dạy bạn điều gì đó. Khi bạn đang ở một bữa tiệc, hoặc đang trong một buổi gặp mặt mới, nhớ rằng cảm thấy lo lắng là một điều bình thường và là một dấu hiệu của sự kích thích cũng như lo âu. Thế cho nên hãy làm chủ làn sóng cảm xúc ban đầu này và thả lỏng bản thân để thấy được điều gì sẽ xảy ra khi bạn cười, nhìn xung quanh phòng, nhìn vào mắt ai đó và bắt đầu bằng “Xin chào!”

Nguồn: DSM-V, Abnormal Psychology by Oltmanns and Emery, Teen Vogue

Dịch và viết: Hải Đường Tĩnh Nguyệt.

Một suy nghĩ 67 thoughts on “Rối Loạn Lo Âu Xã Hội (Social Anxiety Disorder)

  1. Mình có nghe nói đến chứng này từ một người bạn. Người đó học đại học xong tự bôn ba đi làm ở thành phố khác. Được một thời gian cũng không gặt hái được thành công mà còn mắc chứng này. Người đó hầu như ở nhà suốt, gặp người khác là rụ rè, không dám nhìn vào mắt. Tới bạn bè cũ cũng tìm cách lẩn trốn không dám gặp. Lúc đầu mình nghe thấy hơi lạ nhưng nghe kĩ mới thấy đúng là đáng sợ thật. Người mắc chứng này rất khổ sở vì họ không thể giao tiếp tốt, dẫn tới công việc cũng bị đình trệ.
    Nay bắt gặp trên page bài viết về chứng này rất hữu ích. Giờ mình đã hiểu thêm về chứng này rồi. Cám ơn page vì thông tin rất bổ ích

    Đã thích bởi 1 người

    • Mình là người đã từng bị bệnh này và đã khỏi. Kinh nghiệm của mình chủ yếu là tập thể dục thật nhiều vì khi vận động cơ thể sẽ tự sản sinh serotonin la chất ức chế cảm xúc. Cụ thể là mình đạp xe đạp trong gần một năm rồi. Ban đầu mình có chơi cầu lông nhưng vì sợ tiếp xúc với người khác nên thôi. Bạn cũng nên thỉnh thoảng ăn cá hồi, nó hơi đắt. Ăn socola Đen nhé. Có cả thuốc bổ xung serotonin nhưng mình ko dùng thuốc. Sau ba tháng bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Cố duy trì khoang một năm nhé. Có j cứ alo mình 0973336859 thành

      Thích

    • liệu pháp hành vi, hay hành vi- nhận thức hiểu một cách nôm na là tác động trực tiếp vào hành vi của ng bệnh ( như bài viết đã đề cập đó bạn) ban đầu thì nhà tâm lý sẽ yêu cầu thân chủ chia rõ mức độ sợ hãi của mình, giúp cho tc nhìn nhận lại nỗi sợ của mình. chia các mức độ từ 1-10, vd người sợ chó cắn thì mức độ nhìn thấy chó là sợ mức 4, nghe thấy tiếng chó sủa là mức 7. chỉ ra ko có nguy hiểm mà phải sợ như thế, cho tăng dần mức độ tiếp xúc với nỗi sợ và chỉ ra rằng nỗi sợ đó là vô lý và hoàn toàn có thể điều khiển đc,đến khi tc yên tâm, có thể chạm vào chó mà vẫn ko cảm thấy sợ hãi là thành công…

      Thích

    • Mình là người đã từng bị bệnh này và đã khỏi. Kinh nghiệm của mình chủ yếu là tập thể dục thật nhiều vì khi vận động cơ thể sẽ tự sản sinh serotonin la chất ức chế cảm xúc. Cụ thể là mình đạp xe đạp trong gần một năm rồi. Ban đầu mình có chơi cầu lông nhưng vì sợ tiếp xúc với người khác nên thôi. Bạn cũng nên thỉnh thoảng ăn cá hồi, nó hơi đắt. Ăn socola Đen nhé. Có cả thuốc bổ xung serotonin nhưng mình ko dùng thuốc. Sau ba tháng bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Cố duy trì khoang một năm nhé. Có j cứ alo mình 0973336859 thành

      Thích

  2. rất chắc chắn là mình bị bệnh từ lâu, ko ai hiểu cả. mình không thể tự nghe điện thoại, không dám hỏi xin một thứ gì đó, nghe không rõ ko dám hỏi lại, …. nói chung, cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống. VN không có chỗ nào chẩn đoán mấy cái bệnh này, có nói cũng không ai tin mình bị, mình 15 tuổi rồi nhưng cứ sống với nó thôi… có ai hỏi thì kêu đại là nhát, sợ người lạ chứ giải thích không ai hiểu.

    Thích

      • Chào bạn, mình đã biết chính xác rằng mình đang bị chứng sợ xã hội. Mình cần được giúp đỡ. Có thể cho mình lời khuyên, khám chữa ở đâu được không.

        Thích

      • Mình trả lời chậm để bạn chờ. cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng ._.

        Mình để danh sách chỗ khám ở dưới, nhưng mà Hà Nội thì bệnh viện Việt Pháp với Ngàn phố tâm lý là khám được, còn TP.HCM thì có Tâm Gia An với Việt Pháp bạn nheng (tại mấy chỗ này mấy chị trong nhóm mình đi rồi, còn mấy chỗ còn lại trong danh sách tụi mình chưa có đi nên tụi mình cũng không có rành lắm ._. Nhưng mà bạn cứ lưu lại. biết đâu nó giúp ích được gì cho bạn thì sao ^^. Tại mỗi người phù hợp một phương pháp điều trị với một bác sĩ khác nhau nên có khi chỗ tụi mình thấy được lại không hợp với bạn thì bạn cũng biết chỗ khác mà đi ^^)

        Tụi mình đang nghỉ từ đây cho tới hết Tết âm lịch (hết ngày 14/2) nhưng mà khám xong hay trong lúc chờ khám bịnh có chuyện gì khẩn bạn cứ viết mail về địa chỉ counselling@beautifulmindvn.com, tụi mình vẫn ở đây nghe bạn. Tụi mình không phiền đâu, hứa. Bạn đứng ngại nheng ^^

        Thân mến,

        V.

        .

        Hà Nội:
        *Tư vấn:
        – Ngàn phố tâm lý (http://www.tamlynganpho.com/)
        *Điều trị bằng thuốc:
        – Bệnh viện Việt Pháp HN
        – Bệnh viện tâm thần HN
        – Viện sức khỏe tâm thần (http://bachmai.gov.vn/index.php…)
        – VINMEC
        – Bệnh viện Hồng Ngọc
        TP. HCM:
        – Welink.vn
        – Bệnh viện Việt Pháp HCM
        – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/
        – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5
        – Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM. Email: info@bvtt-tphcm.org.vn
        – Bệnh viện đại học Y Dược TP. HCM, Phòng tham vấn tâm lý.
        – Trung tâm tư vấn Hồn Việt
        – Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai)

        Đã thích bởi 1 người

      • Xin lỗi mình trả lời trễ, để bạn chờ lâu 😦 ._.
        Mình có nói ở comment ngay ở trên rồi đó, bạn kéo lên coi nheng.

        Có câu hỏi gì nữa cứ comment vô đây, mình với mọi người ở đây nghe. Tụi mình không phiền đâu, hứa. Bạn đừng ngại nheng 😦

        Thân mến,

        V.

        Thích

      • Chỗ này là nơi công cộng nên mình không tiện đăng địa chỉ mail của mình. Bạn có thể cho địa chỉ mail của bạn được không, mình sẽ liên lạc lại.

        Cám ơn bạn nhiều ạ.

        Thích

      • Mình cũng là một người rất sợ đám đông,rất sợ phải nói chuyện với một ai đó.vì tính này nên trong lớp dường như mình bị cô lập không thể hòa nhập với ai.bây giờ mình phải làm sao đây.mình rất sợ phải đi đến lớp.

        Thích

    • Mình là người đã từng bị bệnh này và đã khỏi. Kinh nghiệm của mình chủ yếu là tập thể dục thật nhiều vì khi vận động cơ thể sẽ tự sản sinh serotonin la chất ức chế cảm xúc. Cụ thể là mình đạp xe đạp trong gần một năm rồi. Ban đầu mình có chơi cầu lông nhưng vì sợ tiếp xúc với người khác nên thôi. Bạn cũng nên thỉnh thoảng ăn cá hồi, nó hơi đắt. Ăn socola Đen nhé. Có cả thuốc bổ xung serotonin nhưng mình ko dùng thuốc. Sau ba tháng bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Cố duy trì khoang một năm nhé. Có j cứ alo mình 0973336859 thành

      Thích

    • Mình là người đã từng bị bệnh này và đã khỏi. Kinh nghiệm của mình chủ yếu là tập thể dục thật nhiều vì khi vận động cơ thể sẽ tự sản sinh serotonin la chất ức chế cảm xúc. Cụ thể là mình đạp xe đạp trong gần một năm rồi. Ban đầu mình có chơi cầu lông nhưng vì sợ tiếp xúc với người khác nên thôi. Bạn cũng nên thỉnh thoảng ăn cá hồi, nó hơi đắt. Ăn socola Đen nhé. Có cả thuốc bổ xung serotonin nhưng mình ko dùng thuốc. Sau ba tháng bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Cố duy trì khoang một năm nhé. Có j cứ alo mình 0973336859 thành

      Thích

  3. Tôi nhận được tin phải báo cáo trước cty từ 1 tuần trước. vậy là tôi đã có đủ 1 tuần để sống trong sợ hãi, lo lắng, Chỉ còn 30p nữa đến giờ họp, tôi chỉ muốn chạy trốn, òa khóc vì sợ hãi. Cổ họng tôi ứa nghẹn lại, tim tôi đập nhanh thường xuyên tới mức tôi ko muốn để ý gì nữa.
    Tất cả những gì tôi muốn bây giờ là chạy vào nhà vệ sinh ngồi khóc. CS này.. thật là khó khăn

    Thích

  4. ôi nhận được tin phải báo cáo trước cty từ 1 tuần trước. vậy là tôi đã có đủ 1 tuần để sống trong sợ hãi, lo lắng, Chỉ còn 30p nữa đến giờ họp, tôi chỉ muốn chạy trốn, òa khóc vì sợ hãi. Cổ họng tôi ứa nghẹn lại, tim tôi đập nhanh thường xuyên tới mức tôi ko muốn để ý gì nữa.
    Tất cả những gì tôi muốn bây giờ là chạy vào nhà vệ sinh ngồi khóc. CS này.. thật là khó khăn

    Thích

  5. Em chào chị. Cho em hỏi điều này được không ạ?
    Em nghĩ em cũng bị chứng sợ xã hội này, nhưng lại cảm thấy mình chưa đến mức ấy. Em sợ cảm giác ra ngoài đường (rời khỏi nhà). Khi thay đổi một môi trường mới( chả hạn như chuyển cấp, quen lớp mới) lúc đầu em luôn cảm thấy e ngại, chỉ muốn ở một mình. Sau đó rồi mới bớt đi một chút vì có những người bạn. Môi trường sống của em chỉ quẩn quanh nhà và lớp, em rất sợ khi phải đi đâu đó mới mẻ, đặc biệt là đông người. Ngày trước em sống ở nông thôn, nên tiếp xúc với rất ít người, ra đường cũng sẽ chả có ai nên em k sợ mấy. Nhưng khi em ra thành phố, em thực sự rất lo âu, hoang mang, có khi cả sợ hãi khi ra khỏi nhà, khi phải gặp người lạ. Em luôn thích ở trong nhà, cực kỳ ít ra đường. Khi đi ngoài đường em cảm thấy sợ như kiểu bị mn bàn luận về mình, dễ cảm thấy xấu hổ, ngại ăn uống nơi công cộng. Đặc biệt chỗ đông người. Chả hạn nếu em muốn mua cái gì đó, nhưng thấy chỗ bán tụ tập quá đông thì em sẽ đi quán khác. Mỗi lúc đi qua chỗ đông ng, em thường thấy rất hồi hộp, lo âu, đi qua xong em phải thở phào như kiểu mới thoát chết luôn ấy. Nói chung là em sợ ra ngoài đường, sợ chỗ đông người. À, còn nữa chính là, em luôn muốn ở nhà một mình, nhưng khi ra đường, em luôn đi cùng một người thân nào đó của mình, em chưa bao giờ đi một mình ra ngoài đường cả. Em chả hiểu tại sao nữa, cứ coi người đó như tấm khiên bảo vệ, che dấu mình vậy…
    Em đọc các triệu chứng trong bài viết trên, thấy mình cũng có, nhưng lại không đủ nghiêm trọng như vậy. Em không tự ti, chỉ là cứ thấy sợ mỗi khi phải thấy nhiều người lạ…
    Cái cảm giác này rất khó chịu…
    Em năm nay 17 tuổi. Em thấy một điều kiện là triệu chứng này phải kéo dài 6 tháng liên tiếp, em thì mới bị kể từ khi ra thành phố, được mấy tháng thôi ạ. Nên e k chắc mình có phải bị chứng này không?
    Xin chị tư vấn giúp em được không ạ?
    Em xin cảm ơn ạ.

    Thích

    • Bạn rất giống mình, và phải nói là giống hoan toàn. Mình cảm thấy rất là khổ sở với nó, nhiều lúc còn nghĩ tại sao bản thân mình lại như vậy 😞

      Thích

  6. Mình mắc bệnh này hơn 3 năm rồi nhưng nhờ bài viết này mình mới biết mình bị aasxh. Mọi chi tiết trong câu chuyện giống hệt với mình, chán quá đi mất. Có ai ở TpHCM lập team cùng nhau chữa trị thì cho mình tham gia với

    Thích

  7. Mình cũng bị bệnh này khoảng 1 năm, thật sự là rất mệt mỏi và khổ sở kinh khủng khi mắc cái bệnh quái quỷ này. Ngay cả việc đi ra đường thôi cũng sợ, sợ ánh mắt của mọi người, chắc cũg gần nửa năm nay mình chưa đi ra ngoài chơi, suốt ngày chỉ trốn trog phòng. thật sự là rất khó làm cho người khác hiểu suy nghĩ của mình, bản thân cứ lầm lũi cố gắng nhưng chẳg đc gì. Mình nghe nói bệnh này phải chữa trị trog thời gian dài và tốn rất nhiều tiền mà chưa biết có hết đc hay khôg. hihi có ai trước lúc đi ngủ đều ước rằng ngày mai mình sẽ chết sẽ kô bao giờ mở mắt nữa khôg?? Chắc chỉ có cái chết mới giúp đc mình thoát khỏi những nổi sợ này.

    Thích

    • Bệnh này ai cũng có suy nghĩ giống bạn vậy. Mình cũng đang chóng chọi với nó đây, không biết khi nào sẽ gục ngã nữa. Bệnh này phải kết hợp giữa thuốc và luyện tập thì mới có hi vọng bạn à. Lúc trước mình có khám tư nhân, tiền thuốc 2 tuần hết 7 trăm mấy, đắt quá nên mình đã bỏ giữa chừng và giờ thì bệnh càng nặng thêm.

      Thích

      • Chào các bạn,mình rất đồng cảm với các bạn,vì chính bản thân mình cũng đang có nhiều triệu chứng như vậy.Bay giờ cuộc sống của mình gặp rất nhiều rắc rối cũng bởi sự sợ hãi của bản thân mình.Ngay từ nhỏ mình đã sợ giao tiếp,không thích làm quen nói chuyện với ai cả,tính mình nhát,hay xấu hổ nữa.Minh không biết mình bị sao nữa,điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mình.Nam nay mình đã nhiều tuổi rồi nhưng mình rất sợ phải làm quen với người khác giới,sợ cả việc yêu đương và kết hôn.That sự mình chỉ muốn ở một mình,khi nói chuyện với ai đó hay bất kể là người thân,mình cũng không có cảm xúc gì.minh không muốn nói gì cả,không cười được,lạnh lùng,vô cảm.Minh rất sợ ai đó để ý,đánh giá chê bai ,nói xấu mình,mình ghét những con người đó.Tat ca những điều này khiến cho mình chỉ thêm sợ hãi,tự ty thêm thôi.Minh bây giờ đang thất nghiệp không làm gì cả,ngại đi xin việc,lại thêm gia đình đang giục mình lấy chồng.Nhung thực sự mình không có chút cảm xúc gì, mình thấy mệt mỏi,chán nản muốn biến đi đến nơi nào đó không ai biết…

        Thích

      • Chào các bạn,mình rất đồng cảm với các bạn,vì chính bản thân mình cũng đang có nhiều triệu chứng như vậy.Bay giờ cuộc sống của mình gặp rất nhiều rắc rối cũn

        g bởi sự sợ hãi của bản thân mình.Ngay từ nhỏ mình đã sợ giao tiếp,không thích làm quen nói chuyện với ai cả,tính mình nhát,hay xấu hổ nữa.Minh không biết mình bị sao nữa,điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mình.Nam nay mình đã nhiều tuổi rồi nhưng mình rất sợ phải làm quen với người khác giới,sợ cả việc yêu đương và kết hôn.That sự mình chỉ muốn ở một mình,khi nói chuyện với ai đó hay bất kể là người thân,mình cũng không có cảm xúc gì.minh không muốn nói gì cả,không cười được,lạnh lùng,vô cảm.Minh rất sợ ai đó để ý,đánh giá chê bai ,nói xấu mình,mình ghét những con người đó.Tat ca những điều này khiến cho mình chỉ thêm sợ hãi,tự ty thêm thôi.Minh bây giờ đang thất nghiệp không làm gì cả,ngại đi xin việc,lại thêm gia đình đang giục mình lấy chồng.Nhung thực sự mình không có chút cảm xúc gì, mình thấy mệt mỏi,chán nản muốn biến đi đến nơi nào đó không ai biết…

        Thích

    • Mình trả lời chậm để bạn chờ, cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng.

      Mấy hôm nay bạn thế nào? Đã đỡ hơn được chút nào chưa?

      Mình biết, sống thật khó khăn. Mình không có quyền để nói bạn ở lại nhưng bạn thử hít thở sâu, uống một ly nước ấm và nghĩ tới tụi mình được không. Anh chị em mình, bạn thân mình với mình ở BMVN cũng đang phải chiến đấu với những chứng bệnh tâm lý tâm thần nên mình hiểu được chút gì bạn đang cảm thấy như thế nào.Bạn đừng lo, có tụi mình ở đây rồi, bạn không còn cô đơn một mình nữa đâu.

      Nếu bạn không phiền, có thể cho mình hỏi là bạn đã đi gặp bác sĩ tâm lý chưa? Bạn nghĩ sao nếu bạn thử đi khám, để xem mình đang gặp phải vấn đề gì. bạn đừng lo, đi khám thì mình sẽ biết được chính xác mình có bệnh hay không. nếu không thì mình cũng yên tâm, còn nếu có thì mình cũng biết mình đang bị cái gì, rồi mình tìm cách chữa, heng.

      Còn chuyện gì cứ comment vô đây, mình với mọi người vẫn ở đây nghe. Tụi mình không phiền đâu, thiệt đó. Bạn đừng ngại nheng.

      Thương bạn nhiều,

      Ôm bạn chặt,

      V.

      Thích

      • Chào V.
        Mình có nhận được email của bạn và mình thật sự rất cảm kích trước những lời khuyên chân thành của tất cả các bạn dành cho mình.
        Hiện tại thì mình đã xin được việc làm và đang rất cố gắng để chống chọi với căn bệnh này. Lúc trước mình có đi khám ở bệnh viện tâm thần trung ương 2 bên đồng nai, bác sĩ bảo mình bị rối loạn cảm xúc và rối loạn lo âu, rồi cho mình thuốc uống, sau đó thì mình thấy khá hơn được đôi chút, nhưng mình chỉ uống một thời gian thì mình bõ vì tác dụng phụ của thuốc. hiện giờ mình rất bế tắc không biết phải làm như thế nào nữa

        Thích

    • có gì đâu, mình giúp được cái chi mình giúp mà : D

      bạn có thể cho mình biết bạn đã uống loại thuốc nào được không, để mình hỏi thăm mấy anh chị trong nhóm dùm cho. bạn cũng thử đọc những bài viết ở đây xem có giúp được gì cho bạn không nheng: https://beautifulmindvn.com/category/suc-khoe-tam-ly/anxiety-disorders-roi-loan-lo-au/

      có gì cứ comment, không thì viết mail về cho tụi mình cũng được. mình nói rồi, tụi mình không có phiền đâu : D

      Thích

    • chào b mình cũng bị như b.cũng bị hiểu lầm nhiều lần vì lý do đó mà lại ko thể giải thích điều đó khiến mình rất buồn.Ban đầu mình rất sợ mình bị lập dị hay gì đó vì chẳng thấy có ai như mình mà cũng ko biết gọi tên triệu chứng đó thế nào !nó là bệnh gì!nó khiến mình mặc cảm tự ti và cuộc sống vì thế mà trở nên nặng nề ,bí bách ,cô độc.

      Thích

  8. Cái bệnh này nó thật khổ, gặp ai họ cũng “e hèm” với ” chẹp chẹp” với mình vậy, chỉ là mình ko dám nhìn thẳng họ mà thôi , chỉ dám nhìn liếc họ nên họ nghĩ mình có ý gì xấu vs họ chăng

    Thích

    • triệu chứng y hệt mình. từ nhỏ mình đã ngại nói chuyện, khi nào cũng chỉ muốn ngồi ở nhà, k muốn đi đâu hết. Khi nói chuyện mình rất sợ nhìn vào mắt người khác ngay cả với bạn bè, với người thân trong gia đình mình cũng vậy, mình luôn tránh ánh mắt họ, nhiều lúc cảm thấy rất vô duyên nhưng mình k làm chủ được, luôn lắp bắp k biết phải nói gì làm gì . ra ngoài cũng k dám đi 1 mình, sợ bị người ta nhìn hay bàn tán. Chỉ muốn đứng trong 1 góc nào đó, k ai nhìn thấy mình. mình cũng 21 tuổi rồi, mình luôn sống trong sợ hãi, lo lắng, sợ phải nói chuyện, sợ phải đứng trước đám đông, rồi không muốn nói chuyện với bất cứ một ai.
      mình không biết sau này làm thế nào để tiếp tục cuộc sống này nữa, chỉ muốn kết thúc hết cho rồi, chết đi rồi là k thấy sợ nữa…nghe bạn bè bàn tán, gia đình nói về mình nhiều lắm, mình luôn thấy mình bị kì thị vậy, không ai hiểu mình cả, nói cũng chả ai tin.
      dù có cố gắng thế nào cũng k khỏi được
      ở đây mọi người ai có biết chỗ nào chữa hay cách chữa chỉ mình với.mình ở đà lạt…mong ai đó giúp mình với.

      Đã thích bởi 1 người

    • bạn nói rất đúng.mình cũg có cái tật tương tự ko dám nhìn thẳng vào mắt ng ta.vì vậy ng ta bảo mihf coi thương ng khác.khi đi làm thì rất gặp nhiều khó khăn.đặc biệt xin việc mà có phóng vấn thì chạy sớm

      Thích

  9. không ngờ nhiều bạn trẻ ở vn bị bệnh này nhiều đến vậy.mình năm nay 26t và đã mắc chứg bệnh này từ lúc nhỏ mới đi học.bềnh này khi lớn lên vị thành niên sẽ có 1 trạng thái mới gọi là trầm cảm.và lúc này nếu chúng ta ko chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai vế sau.mifh bây giờ có thể nói là bất trị rồi.nhưng cảm ơn trời là có 1 chút may mắn là đc làm trong 1 cty cơ khí lương cũng khá.đa sô ng làm ở đây ko thích minh cho lắm.nhưng có vài ng hiểu đc mình.nên mih có thể yen tâm ở lại làm việc.nhưng mà nếu đi cty khác mà có phỏng vấn chắc mình chạy sớm.bệnh của mình thì chỉ có những ng giống mình mới hiểu đc thôi.ng ngoài họ nói mình là thằng tự kỷ hay biến thái đấy các bạn.cho nên dù họ nói thế nào các bạn hãy tập cho mình cách kiềm chế.vì bệnh của chúng ta rất dễ bị kích động.pp mình có thể chỉ cho các bạn là:để có đc hiệu quả nhất các bạn có 1 sưc khoẻ tốtvà quyết tâm,bạn phải vận động thât nhiều cho ra mồ hôi.tránh tạo cho mình thời gian quá rảnh rỗi.ko đc nghe nhạc buồn.ko đc suy nghĩ vớ vẫn hay suy nghĩ về quá khứ.chị khó đi lòng vòng đây đó 1 mình cũng đc.ko thức khuya.ăn uống điều độ.rất nhiều bạn ko ăn đc nhiều vì tâm lí.nên chúng ta có thể dùng thuốc hỗ trợ nhé,cách này mình đã dùng và rất thanh công nhưng ko đc lạm dụng thuốc.

    Thích

  10. Mình năm nay 16 tuổi. Chỉ dạo gần 6 tháng nay,mình không thể viết bài dc mỗi lần giáo viên đi tới bàn mình. Họ ở trên bảng thì mình viết được,bình tĩnh;tới gần trò chuyện cũng bình thường,chỉ là giờ kiểm tra họ đi tới mình ko thể viết dc,thở gấp,mồ hôi tay,họ cứ tưởng mình phao bài( trong khi không có). Mình bỏ bút xuống luôn. Mình cũng không thể viết bảng khi cả lớp đang dòm hay ngồi những bàn mà bị nhìn bởi người ngồi phía sau.

    Thích

    • Mình cũng run đầu mỗi lần như vậy( nhẹ thôi).Sắp tới kt rất nhiều và mình sợ sẽ gặp những tình huống tương tự nữa. Mình ngồi 1 mình trong lớp vì thoải mái nhưng mong có người ngồi cạnh để đỡ sợ hơn.

      Thích

      • Mình cũng bị y hệt bạn 😦 thật sự rất sợ những người khác nhìn vào luôn kiểu coi thường mình có lần ngồi trong lớp mình cứ thế bật khóc nhg mình đã cố gắng suy nghĩ tích cực hơn tập yoga thường xuyên ăn uống điều độ , sắp xếp thời gian và tập trung trong việc học và dần rồi cũng quên đi nỗi sợ ấy . Cố lên nha bạn

        Đã thích bởi 1 người

  11. Mình là con trai, năm nay 22 tuổi rồi, mình bị bệnh này từ khi lên cấp 2, cấp 2 mình chỉ nói nhiều với 1 người ngồi cùng bàn, tính mình cũng tò mò,nhiều chuyện, nhưng khi có ai đó xen vào câu chuyện là mình không dám tiếp tục nói nữa, và đó cũng là người bạn duy nhất của mình những năm cấp 2, tình bạn chỉ ở mức trò chuyện trên lớp thôi. Lên cấp 3 thì niềm tin cạn dần, càng cố gắng tỏ ra thân thiện thì tâm trạng càng suy sụp, lên lớp 11 mình quyết định buông thả , không cố gắng nữa vì có cố gắng cũng không thay đổi được gì, Lên đại học thì có 2,3 đứa bạn lâu lâu trò chuyện thầm thì thôi, chính họ cũng nhận xét mình quá nhát, ra xã hội khó mà xin việc làm được. Qua topic này mình mới biết được có nhiều người giống mình, chứ từ nhỏ đến giờ mình cũng gặp nhiều người và cố tìm ai đó giống mình nhưng có cảm giác bất lực, mình nghĩ không ai trên hành tinh này lại giống nhút nhác giống mình cả, qua bài viết của Admin mình mới biết thực sự đây là 1 căn bệnh

    Thích

  12. Bạn Hoshi cho mình hỏi với ạ !
    Mình bị thế này 11 năm rồi .
    Mình cũng không chắc là có phải ám ánh sợ xã hội không. Năm đó mình học lớp 9, tự nhiên một hôm nhớ đến đồ ăn rồi tiết nước bọt, từ đó mình cứ bị ám ảnh bởi ý nghĩ về nc bọt rồi lại tiết nước bot, không biết tại sao, mình đoán là do bị ám ảnh và phản xạ có điều kiện. Dần dần mịnh mất tự tin khi giao tiếp. Nhất là khi đi học rất sợ bị gọi lên bảng hay trả lời câu hỏi vì nghĩ vừa nói vừa tiết nước bọt ừng ực thì rất là xấu hổ. Cả khì nói chuyện với người khác cũng sợ như vây. Thời gian đầu còn đỡ, dần dần thành ám ảnh lúc nào cũng nghĩ đến nước bọt rồi tiết nước bọt rồi sợ phải lâm thành vào tình huống khó xử. Theo thời gian mình sợ tất cả những tình huống như: làm gì khi người khác nhìn, đi ngoài đường, nói chuyện, nhìn vào mắt người khác, bị người khác chê cười, kể cả khi một mình cũng không thoải mái gì… Còn phát biểu trước đám đông thì tuyệt nhiên là không làm được rồi vi có vượt qua đc nỗi sợ thì cũng không dám do cứ tiết nước bọt khi nói. Những lúc sợ mình cảm thấy như căng cứng cơ thể và đầu óc, cảm giác rất nặng nề, nhưng mình lại không đỏ mặt mà thường hay thâm và biến dạng thần sắc khuông măt…
    Sợ quá nhưn vây, có gì mình sẽ nói thêm sau.
    Cảm ơn bạn nhiều

    Thích

  13. Mình chắc ko phải mắc chứng bệnh này nhưng cũng mệt mỏi với mọi ng xung quanh,mọi ng thường ko chủ động thích tiếp xúc và gắn kết bạn bè với mình,do mình lúc nào cũng vồn vả chủ động bắt chuyện vì mình sợ ng ta thấy mình nhàm chán,vô vị,vì thế ng ta ko có cảm hứng trò chuyện với 1 ng luôn cố chủ động như mình nên mình luôn cô đơn lạc lõng buồn bã chán nản mình lắm.rồi khi ai đó xung đột cãi lộn với mình hay nói xấu hay tỏ ra ko thích mình thì mình sợ lắm,ko phải vì sợ bị chửi hay nói xấu mà chỉ vì sợ mọi ng xung quanh thấy vậy nghĩ mình ko đc nhiều ng yêu mến nên ngta mới ko tôn trọng mình đi nói xấu đi gây lộn vói mình từ đó mình sọ m.n xung quanh cũng đâm ra coi thường mình rồi lại càng ko thích tiếp xúc mình nữa,hix,mình như bị những tâm lý đó ám ảnh mấ rồi mình phải làm sao đây…

    Thích

  14. Mình là một người rất ít nói mà nếu muốn nói cũng chẳng biết nói gì.mình rất sợ khi phải giao tiếp với một người nào đó vì thế mình đã bị bạn bè xa lánh,mình như bị cô lập giữa tập thể lớp.bây giờ mình phải làm sao???

    Thích

  15. Mình đag học lớp 11, mỗi khi đi học thì mk rất sợ phải lên bảng hay phải đọc bài, trả lời các câu hỏi của cô giáo. mổi lần như thế là mk lại bị đổ mồ hôi, tim đập nhanh, giọng thì run run ko nói thành từ, mặt đỏ….Mk rất sợ phải đi học, trước h lực học của mk vẫn rất tốt nhuwg từ khi bị cái bệnh này thì nó lại giảm sút rất nhanh. Mk cũng có ns vs gđ mk nhưng họ có vẻ ko tin và chẳng ai hiểu mk cả. Mk chỉ muốn chết đi cho đỡ khổ… Bây h mk phải làm sao ak.

    Thích

    • Mình cũng như bạn, đừng nghỉ đến việc chết nhé, hiện tại mình đang dùng thuốc và tập thể dục khi có kết quả tốt mình sẻ chia sẻ bạn biết nhé, mình nghĩ tụi mình sẻ hạ được căn bệnh này, cố gắng lên nhe bạn

      Thích

  16. Em không biết mình có mắc chứng bệnh này hay không nữa. Từ khi lên cấp 2, em bắt đầu sợ tiếp xúc với mọi người. Dù chỉ là những hành động nhỏ như nhìn vào mắt người khác hay chạm tay vào người họ thôi. Đồng thời, em cũng rất sợ người khác chạm vào mình. Có lần một bạn bị té em định đỡ thì bạn ấy nắm tay em thế là mồ hôi lạnh của em cứ túa ra mà mặt lại nóng hổi, suýt nữa thì em khóc ngay tại chỗ luôn. Bữa đó em phải về nhà rửa nơi bạn ấy nắm cả chục lần mới hết cảm giác sợ hãi đó. Vấn đề là dạo gần đây dường như em càng ngày càng sợ tiếp xúc hơn lúc trước. Ban đầu chỉ là với người lạ nhất là bạn khác giới. Sau đó ngay cả với em trai của em và những người bạn thân thiết nhất em cũng thấy sợ nữa. Trong lớp em ngồi kế 1 bạn nhưng bạn ấy cứ thích vỗ vai, khều móc em dù em đã bảo không thích. Bây giờ mỗi lần vào lớp em luôn tự chủ cách xa bạn ấy để tránh bị đụng chạm và nhiều khi em còn chẳng dám nhìn bạn ấy luôn, mỗi lần nhìn cứ cảm thấy căng thẳng hà. Nhưng mà đối với cha mẹ ông bà thì em lại không có cảm giác như vậy. Em cũng không sợ trò chuyện với người khác nữa. Bây giờ em đang rất hoang mang về việc này T^T

    Thích

Bình luận về bài viết này