Trở nên tốt hơn

“Bạn không bắt buộc phải cùng là một con người trước đây một năm, một tháng, hoặc thậm chí là 15 phút trước. Bạn hoàn toàn có quyền lớn lên, trở nên tốt hơn. Không cần xin lỗi gì cả.” (You are under no obligation to be the same person you were a year, month, or even 15 minutes ago. You have the right to grow. No apologies.) – Khuyết danh

19f9504e29dcf6ed0521339ff92668c9ed2c70ba_860

Minh họa: Ali Cavanaugh

Tất cả bọn mình hẳn là đều có những sai lầm trong quá khứ. Một câu nói làm tổn thương người khác, vài lần cư xử một cách ngốc nghếch và ích kỷ vì tuổi đời còn trẻ, và những lần khác vô tình làm ai đó đau lòng. Một-hai năm, thậm chí mười năm trôi qua, đâu đó chúng ta vẫn có thể nghe thấy giọng ai đó nói “Hồi xưa thằng/con này xấu tính lắm” “Chẳng phải là loại người tốt đẹp gì” “Bản chất vẫn vậy mà thôi”, qua những gì chúng ta vô tình nhìn thấy hoặc nghe từ một người thứ ba nào khác. Tất cả những gì bản thân làm lúc đó chắc chắn là có hối hận và mong muốn người nói câu đó tha thứ, hiểu cho mình hơn. Bạn và mình, có lẽ đã trải qua những tháng năm dài đau đớn tự nhìn lại bản thân và cố gắng sống tốt hơn, thay đổi bản thân mình thành một con người khác.

Thế nhưng không phải ai cũng đủ bao dung để quan tâm, mở lòng chấp nhận rằng chúng ta đã trở thành người tốt hơn. Cũng phải thôi, vì họ có quyền làm như vậy. Vì ngay cả khi bản thân mình bị tổn thương, chúng ta còn khó có thể tha thứ cho người khác. Vì vậy mong mỏi điều tương tự ở ai đó là một điều hết sức xa xỉ. Bao nhiêu lần trong đầu chúng ta mường tượng được gặp lại, nói lời xin lỗi một cách chân thành với ai đó và cố gắng chuộc lại lỗi lầm, nhưng rồi bóng đen từ những câu nói kia vẫn ập tới. Có những người đã từng chủ động xin lỗi bạn cũ hay người thân nhưng vẫn bị bóng gió là không chân thành, giả tạo. Qua bao nhiêu năm, vết thương ta gây ra cho người khác là một thì trong quá trình chuộc lỗi, chúng ta lại tự làm đau bản thân mình gấp trăm ngàn lần. Bạn và mình đều biết, làm như vậy là đau lắm, nhưng vẫn cứ muốn làm. Muốn được người kia công nhận như vậy, chỉ nghe thôi cũng đã cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng rốt cuộc để chạy trốn khỏi những “tội danh” mà ai đó gán lên chúng ta vĩnh viễn, như một dấu in hằn lên mặt không phải là điều dễ dàng. Nhiều người còn nghĩ, “Ừ đằng nào người ta cũng nghĩ mình xấu, chi bằng mình xấu luôn đi cho rồi. Trở nên tốt hơn để mà làm gì khi người ta còn chẳng thèm nhận ra?”

Thế nhưng, liệu có cần thiết không nhỉ, khi mà chúng ta nên sống vì chính mình một cách đúng đắn hơn? Thái cực quá ích kỷ hay quá quên mình đều là hai thái cực tệ hại. Một là làm đau người khác, hai là tự hành hạ bản thân. Thay vào đó, hãy sống tốt với người khác trong khả năng của mình, và trở thành một người tốt hơn vì-chính-mình. Không cần ai khác công nhận.

Bởi ở cuộc đời chẳng ai nói trước được điều gì. Có những bước ngoặt khiến cho kẻ tội đồ trở thành thánh nhân, hay thánh nhân rớt xuống trở thành kẻ bị oán thán. Và dù sao, sự thành thực với chính mình mới là điều quan trọng nhất. Chúng ta muốn gì, đâu cứ phải hỏi người khác mới biết. Chỉ có cách là tự nhìn vào trong để tìm câu trả lời mà thôi.

KLinh

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Trở nên tốt hơn

  1. Cám ơn bạn về bài viết. Mình có thể hỏi bạn về các nhóm hỗ trợ cho người gặp các vấn đề về trầm cảm, lo âu ở tphcm k? Trường hợp đã mắc bệnh lâu & thường xuyên tái đi tái lại, cho đến bây h tình trạng có vẻ đã nặng lên rất nhìu. Mong bạn có thể gợi í một vài lối tốt. Cám ơn bạn nhìu.

    Thích

    • Chào bạn thân mến,

      Bạn có thể đến các địa điểm sau đây để thăm khám nhe:

      TP. HCM:
      – Viện tâm lý thực hành TP. HCM (http://www.tamlythuchanh.com/)
      – Văn phòng tâm lý Nụ Cười Trái Tim (http://www.nucuoitraitim.com/van-phong-tam-ly-nctt/dich-vu-tham-van-tri-lieu-tam-ly/)
      – Welink.vn
      – Trung tâm tư vấn Hồn Việt
      – Bệnh viện Việt Pháp HCM
      – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/
      – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,120 Hồng Bàng,phường 12,quận 5
      – Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM. Email: info@bvtt-tphcm.org.vn
      – Bệnh viện Đại học Y dược
      215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM
      + Phòng khám Tâm lý do ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn phụ trách
      + Phòng khám Thần kinh do TS.BS Ngô Tích Linh phụ trách
      ĐT: 08 5405 1010 – 08 3952 5353
      – Cô Phạm Thị Oanh
      Trung tâm Tư vấn Tâm lý – Giáo dục – Tình yêu – Hôn nhân và Gia đình
      37 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TPHCM
      ĐT: 08 3923 4675
      – Trung tâm Tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – Gia Đình
      Thuộc sự quản lý của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
      145 Pasteur, Quận 3, TPHCM
      – Trung tâm sức khoẻ tâm thần
      192 Hàm Tử, Phường 1, Quận 5, TPHCM
      ĐT: 08 3923 4675
      – Phòng khám tâm lý y khoa – Tâm thần kinh Quốc Nam
      5/35 (số cũ 3/16A) Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
      ĐT: 08 3510 3074 – 0903 887 413
      – Cô Lý Thị Mai
      7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TPHCM
      ĐT: 08 3910 3049
      – Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa,Đồng Nai)

      Thân mến

      Thích

  2. Bài viết của bạn trên lý thuyết, lý tưởng thì tôi không phán gì, nhưng viết một góc nhìn như thế này chỉ khiến người ta ảo tưởng bản thân và sẽ ngã sml ở một góc độ nào đó.

    Thay vì viết như vậy hãy viết một bài có lý trí đề cao sự an toàn khi va vấp.

    Không phải cứ ngồi đó cảm thấy tốt hơn và ko cần ai công nhận là sống khỏe đâu, nó tự nhiên tạo ra điểm mù ngu ngốc khi quá tin tưởng vào bản thân rằng đang thấy tốt hơn nhưng thực chất là đi lùi, ảo tưởng bản thân thì sớm nhận bài học vả sấp mặt thôi.

    Thích

Bình luận về bài viết này