Sức Bật (Resilience)

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, dù bạn có chuẩn bị cho tương lai kỹ đến mức nào, mọi chuyện vẫn có thể lệch khỏi quỹ đạo bạn tính toán.  Nhiều người phản ứng với các sự kiện thử thách với những cảm xúc mạnh mẽ và cảm giác không chắc chắn. Nhưng người ta thường vẫn thích nghi tốt với những sự kiện làm thay đổi cuộc sống và những tình huống áp lực. Và chính sức bật là thứ cho phép họ làm được như thế. Và rất nhiều người không nhận ra rằng sức bật là cái có thể cải thiện được, nó là một quá trình tiếp diễn đòi hỏi thời gian,  công sức mà người ta phải thực hiện từng bước mới có được.

Sức bật là gì?

Sức bật là quá trình thích nghi tốt với những tai ương, chấn thương tâm lý, hay những nguồn áp lực to lớn – như những vấn đề gia đình và các mối quan hệ, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tài chính. Nó có nghĩa “bật dậy” từ những trải nghiệm khó khăn.  Những người có khả năng phục hồi tinh thần nhanh thường ít mắc cách dạng rối loạn tâm lý hơn những người khác.

Nghiên cứu cho thấy sức bật là cái thông thường có ở mọi người, nhưng cần rèn luyện để có thể phát triển nó tốt hơn. Tuy nhiên, có sức bật không có nghĩa là người đó không trải nghiệm những khó khăn hay áp lực. Nỗi đau cảm xúc và buồn bã thường thấy ở những người trải qua những tai ương lớn hoặc bị chấn thương tâm lý. Thực tế, con đường đến khả năng phục hồi tinh thần nhanh thường bao hàm những nỗi đau cảm xúc đáng kể.

Sức bật không phải là thứ mà người ta có thể có hoặc không. Nó bao gồm hành vi, suy nghĩ, và hành động có thể học và phát triển ở mỗi người.

Những yếu tố liên quan đến sức bật và chiến lược xây dựng sức bật.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất của khả năng hồi phục tinh thần nhanh là những mối quan hệ quan tâm và trợ giúp trong và ngoài gia đình. Những mối quan hệ tạo nên tình yêu và tin tưởng, cung cấp vai trò kiểu mẫu, khuyến khích và đoan  chắc giúp phát triển sức bật của một người.

Một số yếu tố khác có liên quan đến sức bật, bao gồm:

– Khả năng lên những kế hoạch thực tế và thực hành nó.

– Có cái nhìn tích cực về bản thân và tự tin vào sức mạnh bản thân và khả năng.

– Có những kỹ năng về giao tiếp và giải quyết vấn đề.

– Khả năng quản lý những cảm xúc mạnh và bốc đồng.

IMG_8406

Phát triển sức bật là quá trình mang tính cá nhân. Người ta thường có những phản ứng khác nhau trong cùng một sự kiện. Những phương pháp xây dựng sức bật có thể có tác dụng với một người nhưng vô dụng với người khác. Dưới đây là mười cách xây dựng sức bật:

  1. Tạo nên những mối liên kết.  Những mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè hay những người khác rất quan trọng. Chấp nhận sự giúp đỡ từ những người quan tâm tới bạn và sẽ lắng nghe bạn làm cho khả năng phục hồi tinh thần vững chắc hơn. Nhiều người tìm thấy hoạt động thường xuyên trong những cộng đồng thiện nguyện, hoặc những hội nhóm trong vùng cung cấp trợ giúp xã hội và có thể khôi phục lại hy vọng. Giúp đỡ người khác trong khoảng thời gian khó khăn của họ cũng có thể có lợi ích với người giúp đỡ.
  2. Tránh coi những khủng hoảng là những vấn đề không thể vượt qua. Bạn không thể thay đởi thực tế là những sự kiện đầy áp lực đã xảy ra, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn phân tích và phản ứng trước những sự kiện này. Cố gắng nhìn xa hơn hiện tại về những tình huống tương lai sẽ khá hơn. Để ý trước những chiều hướng khiến bạn cảm thấy phần nào khá hơn khi bạn đang đối phó với những tình huống khó khăn.
  3. Chấp nhận thay đổi là một phần của cuộc sống. Một số mục tiêu không còn có thể đạt tới được do những tai ương xảy ra. Chấp nhận tinh huống không thể thay đổi có thể giúp bạn tập trung vào những tình huống mà bạn có thể thay đổi.
  4. Tiến tới những mục tiêu. Phát triển những mục tiêu thực tế. Làm thứ gì đó đều đặn – dù những mục tiêu hoàn thành chỉ là nho nhỏ – cho phép bạn tiến tới những mục tiêu của mình. Thay vì tập trung vào những thứ có vẻ như không thể đạt được, hãy tự hỏi bản thân, “Thứ gì mà mình biết mình có thể hoàn thành ngày hôm nay, lại giúp mình tiến lên con đường mà mình muốn đi?”
  5. Làm ra những hành động quyết định. Hành động trong tình huống xấu càng nhiều càng tốt. Làm ra những hành động quyết định hơn là tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi vấn đề và hy vọng rằng nó sẽ tự biến mất.
  6. Tìm những cơ hội để bản thân tự phục hồi. Con người thường học điều gì đó về bản thân họ và nhận ra rằng họ đã trưởng thành ở mặt nào đó như là kết quả của quá trình đấu tranh với sự mất mát. Rất nhiều người từng trải qua những bi kịch và khó khăn thường báo cáo rằng họ có những mối quan hệ tốt hơn, cảm nhận bản thân mạnh mẽ hơn ngay cả khi cảm thấy bị tổn thương, nhận ra giá trị bản thân nhiều hơn, và biết ơn cuộc sống tốt hơn.
  7. Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân. Nuôi dưỡng sự tự tin về khả năng giải quyết vấn đề trong và tin tưởng bản năng của bản giúp xây dựng khả năng hồi phục tinh thần nhanh.
  8. Nhìn rộng hơn. Ngay cả khi đang đối mặt với những tình huống đau lòng, hãy cố gắng nhìn tình huống trong hoàn cảnh rộng hơn và giữ cái nhìn về tình cảnh lâu dài. Tránh trầm trọng hóa vấn đề không cần thiết.
  9. Cố gắng giữ cái nhìn lạc quan. Quan điểm lạc quan cho phép bạn mong chờ những thứ tốt lành xảy ra trong cuộc sống mình. Cố gắng tưởng tượng viễn cảnh mà bạn muốn, hơn là lo lắng về nỗi sợ hãi của mình.
  10. Chăm sóc bản thân. Chú ý đế nhu cầu bản thân và cảm xúc. Tham gia vào những hoạt động mà bạn thích thú và thư giãn. Tập thể dục đều đặn. Chăm sóc bản thân giúp cơ thể và tâm trí bạn sẵn sàng để đối phó với những tình huống cần sức bật.

Những cách  khác có thể tăng cường sức bật, ví dụ, một số người viết về những suy nghĩ sâu xa nhất của họ và những cảm xúc liên quan tối chấn thương tâm lý hay những sự kiện áp lực trong cuộc sống của họ. Thiền dịnh, những bài tập tinh thần có thể giúp một số người tạo nên những sự kết nối và khôi phục lại hy vọng.

Điều quan trọng ở đây là tìm ra những cách  phù hợp với bạn và lên chiến lược dành riêng cho bản thân trên con đường nuôi dưỡng khả năng này.

—–

Dịch và viết: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Nguồn: http://www.apa.org/helpcenter/road-resilience.aspx

 

 

Một suy nghĩ 7 thoughts on “Sức Bật (Resilience)

  1. Pingback: Sức Bật (Resilience) — Những tâm hồn đẹp – Kem Cổ Điển

  2. Tôi chẳng dám tự tử. Năm lớp bảy tôi cầm dao lam rạch vào phần thịt một vết sâu, máu chảy rất nhiều, tay tôi đau, tôi không dám cắt nữa vì sợ trúng động mạch, sợ đau hơn thế này nữa. Tôi không sợ chết, tôi muốn chết, nhưng tôi sợ đau đến thảm. Năm lớp mười, tôi ra đứng trên cầu nhìn con sông, nhìn đến khi hoa mắt, chóng mặt, trời thì đang mưa, tôi chẳng dám nhảy. Tôi về. Tôi thật hèn nhát. Tôi muốn chết mà không dám chết, tôi không muốn sống, không muốn tiếp tục thấy tệ hại, dằn vặt, đớn đau, không có tinh thần để giải quyết những vấn đề đó, tôi đã hèn nhát. Vậy mà ngay cả ước mong của tôi – cái ước mong được chết, tôi cũng không dám thực hiện. Tôi chẳng đáng sống đâu. Năm nay tôi mười tám. Tôi thi xong đã lâu, biết kết quả đã lâu mà chẳng cần thông tin điểm chuẩn gì. Vì cuối lớp mười hai bà tôi đã mất. Tôi muốn chết. Tôi từ lâu đã nói với bà, nếu có đi dẫn con đi theo với. Bà đã cười hiền hâun. Bà đồng ý. Vậy mà bà đi một mình. Tôi có thêm động lực để chết. Sau khi kết thúc năm mười hai tôi đã không còn có thể làm gì cả. Tôi nằm dài trên sàn, nhìn lên cái trần nhà. Tôi chẳng muốn làm gì, chẳng muốn gặp ai, chẳng muốn cái sự sa đọa xấu xa của mình tiếp diễn nữa. Tôi vẫn ăn, nhưng chẳng biết đã bao lâu tôi không còn biết ngon là gì nữa. Tôi cố tìm cái gì đó, coi cảnh thiên nhiên, coi động vật con này con kia, coi người ta khóc, người ta cười trên phim, tôi hi hi ha ha theo, rồi miệng mình lại tự động trễ xuống. Tắm rửa, súc miệng cũng trở nên vô nghĩa. Tôi không làm nữa. Làm hay không tôi cũng sẽ chỉ thối rữa thôi. Từ năm lớp bảy tôi bắt đầu trở thành cái xác. Tôi câm lặng. Tôi chẳng nói, chẳng thiết tha cái gì nữa. Thật sự đối với tôi, sinh ra con người như tôi là một thất bại của tạo hóa, là một quái thai của xã hội. Ai cũng nói tôi thay đổi. Tôi cũng thấy tôi thay đổi. Tôi không nhớ nổi, nhưng chính tôi cũng không muốn nhớ lại, không muốn xác định rõ ràng cái gì đã, đang làm mình thay đổi. Sắp thi, rốt cuộc tôi cũng tự tử lần nữa. Cả người tôi xấu xí. Dấu rạch cắt khắp trên tay, trên chân. Khắp người không chỗ nào còn nguyên. Đôi khi tôi nhìn mà ngớ người, tộ chẳng nhớ đã làm nó thế nào nữa. Tôi tưởng mình điên. Mà tôi điên thật. Tôi đập đầu vào tường, tự đấm bụng đến tiêu ra máu, tự đấm vào tường đến khi mu bàn tay bầm tím. Mỗi lần đấm, tôi lại chửi, mày là đồ ngu, mày là con điên, mày là con bệnh. Mày không xứng đáng được sinh ra, thật là vô dụng, thật là sai lầm. Mà đúng thật thế còn gì. Khi ngồi trong nhà vệ sinh, trong khi mai là ngày thi, những người khác cùng tuổi tôi, họ vừa vui vừa buồn ngồi bên ngoài, vui cười để giải tỏa lo âu mùa thi cử, tôi ngồi đây, trong cái nhà tắm chật chội, tay đầy vết rạch, hứng máu vào thau. Tôi ngồi, tôi sợ, mình nghĩ, rồi tôi vẫn cắt. Từng li từng li một, đau kinh khủng. Mỗi khi cố đẩy dao lam vào sâu hơn, khi tiếng động mạch đập mạnh đến lay rung con dao, tôi lại sợ. Tôi ngồi đó ba ngày. Và tôi không chết. Dao lam không cắt đứt. Tôi không dùng đủ sức. Tôi không đủ dũng khí. Tuy máu chảy ra, ròng ròng, nhưng rồi lại ngưng. Tôi lết ra bên ngoài. Căn phòng sạch sẽ. Tôi không muốn chủ nhà bị liên lụy. Tôi chết trong nhà thuê đã là hại người ta. Nên tôi cố hết sức không phiền đến họ. Chỉ có tôi là dơ. Đâu đâu cũng sạch, chỉ có tôi bẩn thỉu. Tôi là sản phẩm thất bại. Đống rác, nó còn có thể phân hủy thành chất hữu cơ. Còn da thịt tôi khi chết chỉ sợ làm ô uế thế giới này. Tôi là con bệnh. Tôi đáng lẽ phải bị dìm chết đi từ trong trứng nước, tôi đáng lẽ nên tự biết thân biết phận mà tự kết thúc sinh mạng xấu xa này. Tôi chẳng là cái thá gì. Tôi chỉ làm mọi thứ thêm tệ hại đi. Cha mẹ cãi vã là vì tôi. Nhà cửa nợ nần chồng chết là vì tôi. Tôi là nguồn cơn đau khổ. Khi không tự tử được, tôi đã cười, khinh bỉ bản thân lắm, mà đúng là đáng khinh như vậy mà. Vậy mà tôi còn dám cười. Vậy mà tôi còn dám trốn chạy. Thi xong, tôi biết rõ mình rớt rồi. Tôi cũng chưa từng mong nó đậu. Bởi tôi thật sự trống rỗng, những lựa chọn trường gì đó, tôi toàn chỉ tay chọn đại mà chẳng biết nó có ý nghĩa gì. Vì tôi đã định sẽ chết trước khi thi. Thế rồi tôi đã làm không được. Tôi tiếp tục cái sự hèn nhát của mình. Và tôi trốn. Tôi cố tìm chỗ đi. Nhưng tôi biết mình không còn chỗ đi nữa rồi. Tôi nhốt mình trong phòng. Tôi lại rạch, lại tự tát, tự đánh. Cứ tiếp diễn. Và tôi sẽ chết, sẽ mau chết thôi. Cái xác này sẽ mau chóng không chịu nổi thôi mà. Chứ hồn tôi, tôi cũng chẳng còn nhớ, tôi có thật sự từng sở hữu nó hay không nữa.
    Tôi có một người bạn. Cô ta đau khổ còn hơn tôi, nhưng cô rất dũng cảm, cô rất chăm lo cho tôi. Chỉ là tôi thật sự không nói với cô những chuyện này được. Tôi không kể được. Tôi sợ cô sẽ trách tôi, sẽ khóc. Cô từng khóc vì tôi rồi. Cô bạn của tôi. Tôi không xứng đáng để cô rơi nước mắt đâu. Có lẽ tôi tìm đến cô cũng chỉ vì tôi muốn nương tựa, một chút thôi, một lần thôi, vào ai đó. Tôi rốt cuộc cũng ích kỷ đến ngớ người như vậy.
    Giờ này lại đi kể lể, làm như bản thân tôi đáng thương lắm. Đừng để ý. Cứ xem như đây là thời gian điên loạn của một con điên, không biết phát điên chỗ nào, nên phải làm phiền một số người. Chân thành xin lỗi. Hãy xóa nó đi. Xóa sạch cái này đi.

    Thích

    • Bạn vẫn còn sống và viết ra những dòng này để chia sẻ là điều tốt đẹp nhất đầu tiên mình nhận được trong ngày hôm nay. Mình cũng không có gì để nói, mình chỉ muốn chia sẻ sự lựa chọn của mình. Mình lựa chọn đặt niềm vui và sức khỏe bản thân mình là giá trị hàng đầu trong cuộc sống mình. Gia đình, tình yêu, tình bạn, công việc hay tất cả mọi điều trong cuộc sống đều xoay quanh sự lựa chọn đó. Điều đó đem lại cho mình một sự tự do thực sự. Dù mình đang ở một mình hay cùng mọi người, đang làm gì hay không đang làm gì thì sự lựa chọn đó đem lại cho mình niềm vui. Mỗi ngày vui thêm một tí tẹo, hoặc đơn giản bình yên hơn một tí tẹo là được. Chỉ cần còn được sống đã, và mình xem suy nghĩ, cảm xúc như một chiếc máy radio hàng ngày chạy trong đầu mình. Suy nghĩ không quan trọng và cảm xúc không quan trọng. Bạn quan trọng hơn nhiều. Ôm bạn nhiều. 🙂

      Thích

    • Hy vọng bạn vẫn còn ở đó, dù nơi đó có lẽ là rất tối tăm, đầy đau khổ, chí ít bạn vẫn còn sống, còn đang chiến đấu từng ngày. Hy vọng bạn vẫn còn vững tin rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, cho dù có những khoảnh khắc chỉ muốn bỏ cuộc. Bằng tất cả lòng chân thành của mình, mong bạn sẽ đi được đến nơi, có một ngày sáng hơn.

      Thích

Gửi phản hồi cho An An Hủy trả lời