Những người phụ nữ tài hoa, nhạy cảm và cá tính: điều gì đang cản trở bạn?

Lời ngỏ từ Twinkly Tus: Tôi có một cô bạn đa tài mà có một cái gì đó từ cô ấy cứ làm tôi suy nghĩ. Khi nhận được lời khen ngợi từ người khác, thay vì vui vẻ, cô ấy lại tỏ nét mặt e ngại. Khi đạt được thành tích, thay vì hài lòng, cô lại tiếp tục lo âu về vấn đề tương lai. Tôi bỗng tìm thấy bài viết phân tích của nhà trị liệu tâm lí Imi Lo về chủ đề này. Bài viết của cô giúp giải đáp thắc mắc của riêng tôi. Tôi mong rằng bài viết này sẽ như một lời động viên nho nhỏ đến những người con gái đầy tài hoa và bản lĩnh. Mong rằng họ tìm thấy được niềm vui và sự tự tin khi là chính mình.

Thân, Twinkly Tus.

Beautiful korean woman or  geisha in kimono holding samurai sword near face

By Dmytro Gilitukha

 

Bạn có mắc hội chứng kẻ mạo danh? Bạn thiếu tự tin vào bản thân và hay né tránh thành công? Bạn cảm thấy mình bị kìm lại bởi những giá trị truyền thống; khuôn khổ về giới tính hay những sự cạnh tranh, đố kỵ độc hại?

“Sự tài hoa” đã trở thành một cụm từ bị quá tải trong xã hội, và vì vậy việc sở hữu sự tài hoa ấy đã trở nên khó khăn. Có thể bạn đã luôn nhận thức được những năng khiếu, điểm nổi trội ở mình. Có thể bạn có khả năng trực giác cao và chính xác về con người, về sự kiện. Hoặc cũng có thể bạn rất sắc sảo trong việc thu thập thông tin giác quan một các rộng rãi từ môi trường xung quanh. Nhưng bạn chưa bao giờ công nhận rằng những khả năng này là những “năng khiếu”. Sự thật thì việc “tài hoa” đề cập đến đến nhiều thứ hơn là mỗi chỉ số IQ hay năng lực trí tuệ.

Những người có năng khiếu, tài hoa, có cá tính và nhạy cảm thường đều có những đặc điểm nổi bật ở họ, và những nét nổi trội này có thể không liên quan đến sự thông minh trí tuệ, IQ hoặc những ý niệm thông thường về sự sáng tạo hay sự thành đạt. Vì có những điểm nổi bật này, họ cảm thấy khác biệt và cô độc từ nhỏ và rất nhiều người bị hiểu lầm hay còn bị coi là có bệnh. Việc này đặc biệt đúng đối với nhiều phụ nữ có năng khiếu, bởi vì họ không hợp vào những khuôn mẫu, chuẩn mực của xã hội.

Người phụ nữ nhạy cảm, cá tính và tài hoa…

  • Có suy nghĩ phức tạp và sâu xa, có cảm xúc dữ dội.
  • Có khát khao được học tập và phát triển, đam mê kiến thức và yêu thích những khái niệm phức tạp.
  • Không ngừng tìm kiếm các cấu trúc, logic và ý nghĩa trong mọi thứ.
  • Là một người suy nghĩ tự lập từ nhỏ. Cô ấy còn tự phát triển những giá trị của riêng mình thay vì dựa vào khuôn mẫu ở ngoài.
  • Có chuẩn mực cao, và giữ mình với người khác trên giá trị đạo đức cao.
  • Thách thức nhà cầm quyền, và đôi lúc cảm thấy buồn rầu hoặc chán nản trước tình trạng của thế giới.
  • Dùng những cảm nhận sâu sắc và khả năng trí tuệ của mình để sáng tạo và làm ra những thứ có ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Là cả Âm và Dương. Cô ấy vừa quyết chí vừa kiên nhẫn, vừa tự lập vừa sẵn sàng hợp tác, vừa mạo hiểm vừa đáng tin cậy, vừa dũng cảm vừa dịu dàng.
  • Giữ trong mình những mâu thuẫn của sự thay đổi và chấp nhận, cô hành động quyết đoán mà vẫn khoan dung.

Điều gì xảy ra với những cô gái năng khiếu?

Sự thiếu tự tin ở những cô gái tài năng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi (Reis 1998). Nghiên cứu đã cho thấy rằng khi các cô gái lớn dần, sự tự tin của họ sẽ giảm đi.

  • Những bé gái từ sáu đến tám tuổi đã biểu hiện sự thiếu tự tin và khi đem so với con trai cùng tuổi thì nghĩ rằng mình kém hơn (Bardwick, 1972).
  • Phần lớn con gái vẫn giữ sự nhiệt tình và quyết đoán khi khoảng tám đến chín tuổi, nhưng bắt đầu mất tự tin vào khả năng của mình khi chúng mười ba, mười bốn và đến khi lên đến trung học thì mục tiêu của các em đã hạ xuống thấp hơn một cách đáng kể.
  • Sự tự tin của con gái giảm thiểu đi gấp ba lần so với con trai cùng lứa tuổi (AAUW, 1991).
  • Điều này cũng xảy ra ở những năm đại học: những nữ cử nhân nào đã tốt nghiệp các trường xuất sắc thường không tin vào sự thông minh nổi bật của mình (Walker, Reis & Leonard, 1992).
  • Một nghiên cứu cho thấy khi những thủ khoa phụ nữ lớn tuổi thêm, họ thể hiện nghi ngờ về khả năng của mình, mặc dù nhận được điểm cao trong suốt đại học (Arnold, 1995).
  • Ở nơi công sở: khi so sánh với đàn ông cùng trang lứa hoặc cùng nơi làm việc, những người phụ nữ tài năng thể hiện nhiều ngờ vực về thực lực, hay so sánh và tự chỉ trích bản thân nhiều hơn.

Những rào cản từ bên ngoài đối với phụ nữ có tài

Những cô gái có năng khiếu gặp phải những trở ngại cả bên ngoài lẫn bên trong – xã hội và tâm lý. Những yếu tố tác động từ xã hội như phân biệt đối xử, phân biệt giới tính dù cố tình hay vô ý, và sự thiếu cơ sở hỗ trợ cũng như nguồn lực. Mặc dù rất nhiều đã thay đổi trong hai thập kỉ qua, cũng vẫn còn nhiều các yếu tố ấy tồn tại.

Theo như World Economic Forum’s Global Gender Gap Report trong năm 2016, khoảng cách giới tính trên toàn cầu về mặt sức khoẻ, giáo dục, cơ hội kinh tế và chính trị chỉ rút ngắn lại 4% so với khoảng mười năm gần đây. Phụ nữ trên toàn thế giới trên trung bình kiếm được chỉ vừa trên nửa số tiền mà đàn ông kiếm được mặc dù họ làm việc nhiều hơn. Chỉ có bốn quốc gia trên thế giới là có các nhà lập pháp, các quan chức cấp cao và các nhà quản lý với số lượng nam nữ bằng nhau, mặc dù thực ra đã có đến 95 quốc gia (và còn có thể nhiều hơn) đã có phụ nữ được giáo dục ở bậc đại học.

Trên thực tế, từ độ tuổi rất nhỏ, những người phụ nữ có tài phải đối mặt với những mâu thuẫn giữa khả năng, động lực, khát vọng riêng của bản thân và những khuôn khổ, chuẩn mực của xã hội:

  • Các nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt lớn giữa đồ đạc, vật dụng trong phòng của bé gái và bé trai, với phòng bé gái có nhiều búp bê, đồ chơi búp bê, và phòng con trai thì nhiều tài liệu giáo dục, nghệ thuật và máy móc hơn. (Rheingold and Cook, 1975; Pomerleau, Bolduc, and Malcuit, 1990).
  • Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những sự rập khuôn về giới ở đồ chơi có đóng góp đến điểm số toán và khoa học thấp trong bài kiểm tra trắc nghiệm của các em gái ở độ tuổi vị thành niên (Yee and Eccles, 1988; Lummis and Stevenson, 1990; Olszewski-Kubilius, Kulieke, Shaw, Willis, and Krasney, 1990).
  • Cho đến hôm nay, trên các phương tiện truyền thông, văn học thiếu nhi, chương trình TV, những tư liệu giáo dục đều có nhiều đàn ông hơn phụ nữ (Sadker and Sadker, 1994; Reis, 1998), và khi phụ nữ có xuất hiện thì ngoại hình của họ sẽ được nhấn mạnh thay vì tài năng, tính cách, phẩm chất.
  • Phụ huynh muốn con gái mình thể hiện hành vi “thích hợp”, có khi còn phải rất nghiêm trang, kiểu cách. Nhiều người muốn con gái mình phải cư xử lịch sự, lễ phép và ôn hòa.
  • Trong một gia đình, con gái thường được cho là đứa “nhạy cảm” trong khi con trai lại được cho là đứa “thông minh” (Barbara Kerr).
  • Khi một người đàn ông chưa cưới, ông được gọi là bachelor (cử nhân). Còn nếu một người phụ nữ chưa cưới thì gọi là spinster (bà cô) hoặc old maid (cô hầu già). Có một điều gì đó về một người phụ nữ thành đạt, chưa lập gia đình mà như thành mối đe doạ cho trật tự gia trưởng trong xã hội của chúng ta (Marianne Williamson).

Những gánh nặng, rào cản tâm lý mà người phụ nữ tài hoa phải đối mặt:

Các sự bất bình đẳng ở bên ngoài có tác động đến bên trong, hình thành cách chúng ta suy nghĩ, cách ta cảm nhận và hình thành điều gì ta coi là trong tầm tay. Trong tất cả những khuôn mẫu về giới tính và những sự phân biệt giới ngầm, rất nhiều phụ nữ đã tiếp thu những giá trị mang tính áp bức đó.

Điều này dẫn đến những hành động như cố chiều lòng thiên hạ, tránh mâu thuẫn/ xung đột, tự che giấu và thu hẹp bản thân. Một bước quan trọng trong con đường mà bạn hướng tới để đạt tiềm năng của bạn là trở nên nhận thức được những gánh nặng, những tắc nghẽn tâm lý và giải quyết chúng.

Hội chứng kẻ mạo danh (the impostor)

Hội chứng kẻ mạo danh được định nghĩa là xu hướng tự nghi ngờ vào khả năng và thành tựu của một người (Bell, 1990), và điều này đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ có năng khiếu. Nghiên cứu về hội chứng kẻ mạo danh được bắt đầu từ 1978 khi nhà nghiên cứu Clance và Imes quan sát thấy phụ nữ với thành tích đáng chú ý thường có khuynh hướng tự nghi ngờ cao và khó tiếp thu thành quả của bản thân. Thay vì ăn mừng thành tích của họ, họ lại hay cảm thấy như một thất bại, một người gian lận hay là kẻ mạo danh.

Ngược lại với việc đàn ông thường tiếp thu thành tựu mình đạt được là vì thực lực bản thân, phụ nữ lại có xu hướng coi những thành tích của mình là do tác động bên ngoài chẳng hạn là do sự may mắn hay do được hỗ trợ. Bởi vì phụ nữ có năng khiếu thường có năng lực hơn so với đồng nghiệp, họ nhiều khi đạt được rất nhiều thành tích mà không phải quá nỗ lực, điều này làm cho họ tự nghĩ rằng vì bằng cách nào đó mà họ vẫn chưa bị xã hội phát hiện ra họ giả mạo. Họ tin rằng vì họ may mắn chứ người khác mới thật sự là tài năng. Như sự quan sát bởi Clarissa Pinkola Estes (tác giả của cuốn “Women Who Runs with the Wolf”) về những người phụ nữ có năng khiếu:

If you say how lovely she is, or how beautiful her art is, or compliment anything else her soul took part in, inspired, or suffused, something in her mind says she is undeserving and you, the compliment, are an idiot for thinking such to begin with.”

Tạm dịch:

“Nếu như bạn nói cô ấy đáng yêu ra sao, thẩm mỹ của cô ấy đẹp như thế nào, hoặc khen ngợt bất kì điều gì khác về những gì cô ấy đã đạt được, có một điều gì đó trong suy nghĩ của cô ấy nói rằng cô ấy không xứng đáng và bạn, người đưa ra lời khen lập tức là đồ ngốc vì nghĩ như vậy.”

Bởi vì hội chứng kẻ mạo danh, rất nhiều người phụ nữ năng khiếu sống trong nỗi lo âu sợ bị “phát hiện ra”. Họ thà “chơi an toàn” và tránh sự cạnh tranh, thách thức đối với trí tuệ, và do vậy tự giữ mình lại trước tiềm năng của bản thân.

Emmanuel Bobbie

By Emmanuel Bobbie

Hội chứng sợ thành công

Có thể không tự nhận ra, nhiều phụ nữ có nỗi sợ sự thành công. Có thể do bẩm sinh hoặc do sự nuôi dưỡng/giáo dục, họ thường rất chú ý đến các mối quan hệ và coi trọng quan điểm của người khác. Rất nhiều người cho rằng được gọi là “có năng khiếu” là như một gánh nặng, bởi vì nó làm tăng cường nỗi sợ khó hoà nhập, hoặc sợ làm mất lòng người khác.

Khuynh hướng lẩn tránh của những cô gái có năng khiếu đã được thấy từ nhỏ: Buescher và các cộng sự của ông (1987) thấy rằng tận 65% các bé gái hay giấu khả năng của mình ở trường, còn các bé trai chỉ 15% là như vậy, bởi vì các bé gái không muốn bị coi là khác biệt so với bạn mình (Reis 1998).

Là kết quả của áp lực từ xã hội và điều mà xã hội nói “nên” hay “không nên”, những người phụ nữ đầy năng lực hay thay đổi kế hoạch của mình để thích ứng cho vai trò nữ tính hơn, ít tham vọng hơn. Tara Mohr trong cuốn sách của cô có nói về việc thuần dưỡng/nhu mì hoá con gái’ mà đang phổ biến trong văn hoá ta và cách mà các bé gái được nuôi dạy: nên ngoan hiền, chu đáo, dễ thương, không nên gây náo động. Hãy khiêm tốn và luôn nghĩ ngợi, lo lắng bằng mọi giá. Dưới sự thuần dưỡng này, nếu những người khác rút đi lời khen sẽ trở thành sự đe doạ.

Trong việc hẹn hò, họ có thể hay bị chỉ trích một cách ẩn ý hay công khai, rằng họ không hành xử như “cách một người phụ nữ nên hành xử”. Họ có thể tự kìm bản thân lại một cách không chủ ý bởi vì họ lo lắng người khác giới sẽ thấy họ thiếu đáng yêu nếu họ quá giỏi và thành đạt.

Nghiên cứu đã cho thấy những người phụ nữ năng khiếu có nhu cầu làm hài lòng người khác nhiều hơn trung bình. Sự lo lắng của họ có xu hướng tăng lên theo những thành tích họ đạt được bởi vì những hậu quả mà họ đã dự kiến (như nêu trên). Kể cả khi một người phụ nữ nhận thức rằng việc không đạt thành tích là vô lý, họ sẽ tiếp tục làm vậy bởi vì trong thâm tâm, họ tin rằng thành công sẽ làm hại đến những mối quan hệ của họ. Như Marianne Williamson đã nói trong cuốn sách A Women’s Worth: “phụ nữ sẽ vẫn bị trói buộc cảm xúc nếu như họ luôn phải lo lắng để chọn một trong hai giữa việc được lắng nghe và được yêu thương.”

Nhạy cảm về động học xã hội

Nỗi sợ thành công đã được kiểm chứng bởi khả năng nhận biệt nhanh những tín hiệu giao tiếp. Bởi vì cô ấy rất sắc sảo, cô ấy có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ ràng năng động xã hội và các tình huống cạnh tranh từ rất sớm. Một chuyên gia về những vật cản tâm lí rành cho những người có năng khiếu, Tiến Sĩ Linda Silverman nói rằng : ‘Because of their enhanced ability to perceive social cues and their early conditioning about the critical importance of social acceptance, gifted girls are much more adept than gifted boys at imitation. Being able to pick up subtle cues of others – body language, facial expressions. This is both a strength and a problem. As a kid, they may quickly figure out what they need to do in order to fit inbeing a chameleon.’

Tạm dịch:

 “‘Bởi vì khả năng nhận biết tín hiệu giao tiếp nhanh nhạy, cùng với sự chú trọng đến việc được chấp nhận bởi xã hội, những người con gái có năng khiếu thường thông thạo hơn con trai ở việc bắt chước. Có khả năng nhận biết tinh tế những tín hiệu từ người khác – ngôn ngữ cơ thể, nét mặt. Đây là một thế mạnh mà cũng là một trở ngại. Là một đứa trẻ, họ có thể đã rất nhanh chóng tìm được cách làm sao để hoà nhập dễ dàng … trở thành một con tắc kè.”

Rất nhiều phụ nữ tài hoa thường nhận phải những sự đố kỵ độc hại – kể cả từ đàn ông, và buồn thay, phần lớn lại từ phụ nữ. Ở nơi công sở, phản ứng từ người khác đối với những người phụ nữ nổi bật thường là sự hạ thấp phẩm giá và sự thù địch. Để họ có thể sống sót được trong các mối quan hệ giao tiếp, họ thường tự giấu đi khả năng của bản thân để không bị nhìn thấy là mối lo ngại cho người khác. Như người đạo diễn tài hoa Ida Lupino đã nói:

“Đàn ông ghét những người phụ nữ ‘hống hách’. Nhiều khi tôi giả vờ biết ít hơn những gì tôi thực sự biết.”

Dù trong nhận thức, người phụ nữ năng khiếu không chấp nhận việc giấu mình, việc tự hạ thấp bản thân, nhưng ở tiềm thức lại là một cô gái bé nhỏ, người ước rằng mình sẽ được vui đùa cùng chúng bạn trên sân chơi, người mong rằng mình thuộc về đâu đó, và vì vậy người phụ nữ năng khiếu sẽ vẫn tiếp tục tự làm hại đến sự thành công của mình. Sự trớ trêu lớn nhất đối với người phụ nữ năng khiếu là họ giả vờ như họ không có năng lực rồi bỗng dưng tự quên đi tiềm năng thật của mình, để rồi biến mất trong đám đông lúc nào không hay.

Tin tưởng rằng họ chỉ có thể là một mà không phải cả hai

Trong lịch sử, những người phụ nữ được cho vai trò người hộ lý và nhiệm vụ chính của họ là người xây tổ âm, tạo dựng các mối quan hệ. Theo như nhà nghiên cứu Gilligan (1982), đối với nhiều phụ nữ, sự “đạo đức” của họ lại gắn liền đến việc chăm sóc người khác, có nghĩa là họ tự định nghĩa bản thân họ là ai bởi các mối quan hệ của họ, và họ đánh giá bản thân dựa vào khả năng chăm sóc được người khác ra sao. Dù đây là một phẩm chất tốt, nó vẫn bóp méo việc nhận xét giá trị của một người phụ nữ dựa trên thước đo một chiều.

Trách nhiệm chăm sóc người khác ảnh hưởng rất nhiều đến những người phụ nữ tài hoa, những người có nhiều trọng trách đối với các mối quan hệ, đối với gia đình mà vẫn có những ước mơ và khát vọng riêng (Reis, 1998). Nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều phụ nữ năng khiếu từ những tuổi mười tám đôi mươi đến sau bốn mươi thể hiện cảm giác tội lỗi khi làm gì họ muốn cho bản thân.

Không may thay, rất nhiều nền văn hoá vẫn gây áp lực cho phụ nữ phải chọn lựa giữa công việc và gia đình. Đặc biệt trong nhiều nền văn hoá tập thể và châu Á, họ bị áp lực phải ưu tiên các mối quan hệ, ví dụ như kết hôn và họ không còn thời gian hay công sức cho những công việc sáng tạo của họ.

Mặc cho bao thay đổi trong xã hội, họ vẫn cảm thấy gáng nặng phải chọn lựa giữa mối quan hệ và những khát vọng riêng. Họ chỉ có thể là người thành đạt, hoặc là người của gia đình, mà họ không thể là cả hai, không thể trọn vẹn. Như nhà tâm lí học Paula Caplan nói: ‘if you find some woman who’s a genius, or is gifted, people automatically assume that she’s going to be a bitch, or that she’s going to be deficient. It’s like a zero-sum game within that person: the more intelligence she has, the less humanity and warmth.’  

Tạm dịch:

“Nếu như bạn thấy một cô gái là thần đồng, hoặc rất có năng khiếu, mọi người sẽ ngay lập tức coi rằng cô ấy tính cách khó ưa, hoặc cô ấy sẽ bị thiếu hụt ở điểm gì đó. Nó như một trò chơi không có cơ hội thắng đối với cô ấy; rằng nếu cô ấy càng thông minh thì sẽ càng ít tính nhân văn và sự ấm áp.”

1586205

By Aruna S

Những thách thức đặc biệt của người có năng khiếu

Những rào cản tâm lý nói trên còn chưa kể đến các thách thức vốn có của những người phụ nữ này. Người phụ nữ năng khiếu còn gặp phải các vấn đề phức tạp khác trong con đường của họ như:

Nhận thức và làm việc với multipotentiality (sự đa tài). Người đa tài là những người có nhiều thú vui, đam mê và nhiều khả năng trong cuộc sống. Có thể bạn không có chỉ “một đam mê” như những người đi chuyên sâu. Bạn có thể tài năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có nhiều khát vọng nghề nghiệp và thành tựu. (Các bạn có thể xem thêm về chủ đề này qua Ted Talk của Emilie Wapnick: https://youtu.be/QJORi5VO1F8)

Sự lo âu, bồn chồn tạo ra bởi bạn nhận thấy khoảng cách giữa bạn và nơi bạn muốn đi, giữa khó khăn hiện tại và tầm nhìn của bạn. Điều này có thể rất nhức nhối, nhưng cái mâu thuẫn bên trong bạn không phải là một bệnh, mà đó là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.

Tìm đúng thầy, đúng người cố vấn: Bởi vì sự nhạy cảm cao của bạn, bạn có thể đã bị hiểu lầm hoặc chẩn đoán sai bởi giáo viên, các nhà trị liệu hoặc các nhân vật có quyền lực khác, người không có hiểu biết về bản chất độc đáo và phức tạp cuả bạn.

Điều tiết năng lượng của bạn, tìm cách tập trung cường độ cảm xúc, trí tuệ và thể chất của bạn. Tiếp cận “trạng thái phiêu” (flow state) để tối đa hoá năng suất của bạn.

Chữa lành những sang chấn liên quan đến sự phát triển con người khi bạn lớn lên, những tổn thương mà đến từ cảm giác khác biệt, cô đơn, không thấy mình thuộc về đâu.

Thu xếp, chế ngự những hy vọng từ người khác, đóng góp cho xã hội mà không để bị lợi dụng. Đặt ra những ranh giới lành mạnh trọng gia đình và công việc.

Xoa dịu đi những ghen tị độc hại, oán giận của các cuộc tấn công từ người khác. Không chỉ đồng nghiệp của bạn, mà từ sếp, nhà điều hành, những người với cương vị cao hơn có thể sẽ cảm thấy bị đe doạ bởi bạn. Bạn cũng có thể có những phương pháp mới khi bạn tiếp cận cái gì đó mà người khác chưa sẵn sàng nghe và làm theo, nên bạn sẽ dễ thu hút những sự chối bỏ và oán giận.

Đứng lên để phát huy tối đa tiềm năng của bạn

Thế giới này  cần bạn bước lên. Không chỉ vậy, việc lẩn trốn và bị thu hẹp sẽ làm bạn cảm thấy ốm yếu và bế tắc, việc bạn “chơi nhỏ” trong vùng an toàn sẽ không phục vụ cho thế giới. Có năng khiếu không hề có nghĩa là bạn kiêu căng. Nó chỉ đơn giản là bạn khác biệt. Nó không tích cực mà cũng không tiêu cực, và nó không làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn người khác. Dù sao thì, khi mà bạn đã có được những năng lực như thế này, bạn cũng được sở hữu những trách nhiệm để thể hiện chúng.

Tài năng là sức mạnh và là khả năng để có thể thấy bạn qua con mắt của chính mình chứ không phải của người khác. Khi một người phụ nữ có tài mà cô ấy không dùng nó, nó sẽ mãi ẩn sâu trong cô và không đất dụng võ. Như vậy thì tài năng đó sẽ trở nên dị biến đi. Nó có thể sẽ làm hại người có nó (Flight of the Seventh Moon, 1984).

Những người phụ nữ lỗi lạc có lối sống độc đáo. Họ chọn đối tác là những ai coi trọng mục tiêu của họ và coi họ một cách ngang hàng. Họ kết hợp sự nghiệp và gia đình – dù là thông thường hay khác thường – một cách sáng tạo nếu như họ muốn. Họ đều đã từng phải lòng một ý tưởng nào đó. Nhà nghiên cứu Barbara Kerr đã xác định những điểm tiêu biểu mà đóng góp cho thành công của những người phụ nữ lỗi lạc:

  • Ham đọc và ham học tập
  • Có khả năng ở một mình
  • Sẵn sàng trở nên khác biệt
  • Một sự chấp nhận tương ứng với việc là người đặc biệt.
  • Có khát vọng cao.

Most of these women who fell in love with an idea and through their passion, emotional intensity, excitability, and high energy levels were able to succeed at what they loved to do while enduring adversity and overcoming obstacles set in their path. – Leonie Kronberg, in her study of Australian eminent women.

Tạm dịch:

“Hầu hết nhng người phụ nữ mà yêu một ý tưởng và qua niềm đam mê, cường độ cảm xúc, sự hứng thú, và sự tràn đầy năng lượng, đều là những người có ththành công nhng gì họ yêu thích trong khi chịu đựng nghịch cảnh và vượt qua chướng ngại vật đặt trên con đường của mình.” – Leonie Kronberg, trong nghiên cứu về những người phụ nữ Úc lỗi lạc của cô.

Để có thể bước lên con đường trở thành một người lỗi lạc, chúng ta cần phải giải quyết và vượt qua những rào cản đã giữ người phụ nữ tài hoa trở lại.  Sự thật là, thế giới đã bị tước đoạt khỏi nó tài năng và sự sáng tạo từ một nửa dân số của nó quá lâu rồi. Các bé gái đang cần những hình mẫu phụ nữ đứng lên để dẫn đường chỉ lối cho các em. Bạn không thể tạo sự thay đổi (bên trong và bên ngoài bạn) nếu như bạn không đứng lên đúng nơi tiềm năng của bạn để toả sáng. 

Imi Lo là nhà trị liệu tâm lí lâm sàng (UKCP), nhà nghệ thuật trị liệu đã được chính thức công nhận(HCPC, BAAT),  nhà quản lý và huấn luyện viên.

Dịch bởi: Twinkly Tus

Biên tập: Khánh Linh

Nguồn: http://www.counselling-directory.org.uk/counsellor-articles/sensitive-intense-and-gifted-women-what-holds-you-back

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Những người phụ nữ tài hoa, nhạy cảm và cá tính: điều gì đang cản trở bạn?

  1. Pingback: Những người phụ nữ tài hoa, nhạy cảm và cá tính: điều gì đang cản trở bạn? – Brick Road For Sale

  2. Pingback: Những người phụ nữ tài hoa, nhạy cảm và cá tính: điều gì đang cản trở bạn? – Audrey Audrey

Bình luận về bài viết này