[Sự hung hăng] Kỳ 1: Hung hăng bẩm sinh

Loài người về mặt bản chất là một giống loài hung dữ, tương tự như hắc tinh tinh (Chimpanzees). Không phải tự dưng mà chúng ta có cùng một tổ tiên. Vào những năm 1960 và 1970, có một niềm tin rất phổ biến trong xã hội: Nếu cho con người một môi trường tốt để sống, thì sự hung hăng và tội ác sẽ biến mất trong vòng một đêm. Những người nào có quan điểm khác đi sẽ bị chửi rủa một cách công khai. Và bây giờ khi chúng ta có cơ hội để xem xét nền tảng, lý lịch sinh học liên quan tới hành vi của con người; chúng ta sẽ có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có người lại hung hăng hơn người kia và tại sao có một số người lại có khả năng phạm tội cao hơn những người còn lại.

Các bé trai thường sẽ hung hăng hơn các bé gái. Đó là điều được xác định từ trước khi chúng ta sinh ra. Hàm lượng testosterone cao được sản sinh ra ở các bào thai nam trong quá trình mang thai của người mẹ làm cho họ hung hăng hơn cho tới hết cuộc đời. Tương tự, những bé gái mà có rối loạn bất thường ở tuyến thượng thận, mà từ đó gây ra việc sản sinh nhiều testosterone trước khi ra đời cũng trở nên hung hăng hơn sau này. Những loại thuốc kiểu nội tiết được uống khi mang thai cũng làm tăng mức độ hung hăng của cả bé trai và bé gái. Một số trẻ em có tính hung hăng rõ rệt hơn so với những em khác sẽ có khả năng phạm tội cao hơn: 72% tội phạm vị thành niên hoặc trẻ tuổi ở các nhà tù Hà Lan bị kết án vì tội gây hấn. Một số các rối loạn về tâm thần (psychiatric disorders) được tình cờ phát hiện là có sự xuất hiện nhiều một cách đáng ngạc nhiên trong nhóm tội phạm này – cụ thể là lên tới 90% trong số các nam thanh niên phạm tội. Bên cạnh hành vi phản xã hội (antisocial behavior), còn có sự liên kết chặt chẽ giữa những hành vi phạm tội và việc lạm dụng các chất gây nghiện/chất kích thích, loạn thần (psychoses), và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Yếu tố di truyền cũng gây ảnh hưởng, ví dụ như ở những trường hợp anh/chị em sinh đôi. Các biến thể nhỏ trong ADN (mang tính đa hình) từ gen của các proteins mà phá vỡ các dẫn truyền hóa học (chemical messengers) trong não có thể gây ra sự hung hăng, chứng nghiện rượu hoặc hành vi tự sát một cách dã man. Sự giảm thiểu một cách bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh (ví dụ: serotonin) có mối liên hệ tới tính hung hăng, bốc đồng và hành vi phản xã hội (Lưu ý: một số trường hợp mất cân bằng serotonin khác lại không gây ra các hành vi này nhưng lại gây ra trầm cảm hay rối loạn hoảng sợ, vì vậy không phải cá thể nào mất cân bằng serotonin cũng gây ra các hành vi bạo lực). Một số đàn ông Trung Quốc đã được phát hiện có một số biến thế nhỏ trong gen dính mà lứu tới việc xử lý serotonin có liên quan tới các tội ác bạo lực nghiêm trọng, rối loạn nhân cách phản xã hội, và chứng nghiện rượu cùng các chất gây nghiện khác. Một vài biến thể khác trong cùng một protein làm khả năng bị rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorders) mà cũng có thể được “đánh dấu” bởi các hành vi gây hấn và bốc đồng.

Violent Lips by Ulta.com

Violent Lips by Ulta.com

Môi trường xung quanh bào thai cũng gây ảnh hưởng tới các xu hướng sau này về sự hung hăng. Các thử nghiệm thiết lập phù hợp với các dịch vụ y tế cho rằng những người đàn ông mà đã từng bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng khi còn trong bụng mẹ vào thời điểm bệnh dịch ở Hà Lan vào mùa đông 1944-1945 thì có khả năng bị rối loạn nhân cách phản xã hội cao gấp 2.5 lần người bình thường. Vấn đề suy dinh dưỡng trong bụng mẹ vẫn xảy ra cho tới tận bây giờ – ở xã hội hiện đại của chúng ta, khi nhau thai bị trục trặc hoặc hoạt động không bình thường. Sự kết hợp giữa các yếu tố về gen và việc hút thuốc khi đang mang thai của người mẹ có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ gấp 9 lần. Và rối loạn tăng động giảm chú ý thì lại có mối liên hệ với sự hung hăng và hành vi phạm tội ở vị thành niên cao hơn.

Thế nhưng không chỉ có những yếu tố từ trước khi sinh ra mới quyết định mức độ hung hăng của chúng ta (*). Đây (*) không phải là một ý tưởng mới, hay đơn giản hơn – nó đã từng bị coi là điều cấm kỵ khi niềm tin vào xã hội và chính quyền đang ở mức cao nhất. Charles Darwin (1809-1882) đã đi đến kết luận tương tự trong cuốn hồi ký của ông ấy, rằng ông ấy “có khuynh hướng đồng ý với Francis Dalton (anh em họ của Darwin) rằng giáo dục và môi trường chỉ tác động rất nhỏ lên tâm trí của bất cứ ai, và hầu hết những phẩm chất của chúng ta đều là bẩm sinh, trời phú”. Điều đó gây ra sự ảnh hưởng tới các bậc cha mẹ và hàng loạt các tổ chức xã hội về “góc nhìn đúng” tại thời điểm đó (thế kỷ 19-20).

Dịch và chú thích: Khánh Linh

Nguồn: We are our brains – From the womb to Alzheimer’s (Dick Swaab)

Nhận xét: Sau khi dịch xong bài này, mình thấy rằng có nhiều nguyên nhân gây ra các hành vi bạo lực ở vị thành niên, một trong số đó là do di truyền và dinh dưỡng. Điều này có thể lý giải (mặc dù sẽ dấy lên tranh cãi) rằng những nam nữ thanh niên ở các vùng nghèo hơn sẽ có tỉ lệ phạm tội cao hơn so với những người ở thành thị. Không phải do nghèo hay do giáo dục, mà do malnourishment (suy dinh dưỡng), độc hại từ môi trường (các khu công nghiệp) và di truyền từ bố hoặc mẹ nghiện rượu hoặc thuốc lá.

Kỳ 2[Sự hung hăng] Kỳ 2: Tuổi trẻ và tính hung hăng

Kỳ 3[Sự hung hăng] Kỳ 3: Các rối loạn về não bộ và nhà tù

Một suy nghĩ 3 thoughts on “[Sự hung hăng] Kỳ 1: Hung hăng bẩm sinh

  1. Pingback: [Sự hung hăng] Kỳ 1: Hung hăng bẩm sinh - Tâm Lý Học Tội Phạm

  2. Pingback: [Sự hung hăng] Kỳ 2: Tuổi trẻ và tính hung hăng | Những tâm hồn đẹp

  3. Pingback: [Sự hung hăng] Kỳ 3: Các rối loạn về não bộ và nhà tù | Những tâm hồn đẹp

Bình luận về bài viết này