Các triệu chứng của Rối loạn lo âu

**Định nghĩa: Về mặt bản chất, worry (tức lo lắng) là bình thường. Còn Anxiety (lo xa, lo âu) là medical condition (tình trạng bệnh lý). Bài gốc tác giả dùng các từ như “Anxiety disorders” và “Anxiety” nên tôi xin phép giữ nguyên từ gốc trong bài. Về định nghĩa của rối loạn lo âu, mời các bạn xem bài sau: https://beautifulmindvn.com/2015/04/11/18/

Generalized Anxiety Disorders (GAD) có thể gây ra những triệu chứng khó chịu sau đây (mặc dù tương đối vô hại):

  • Đau đầu
  • Run rẩy, giật cơ
  • Cảm giác lâng lâng
  • Khó tập trung
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Chảy mồ hôi, cảm thấy có luồng nóng trong người
  • Thay đổi khẩu vị
  • Nhu cầu thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh
  • Dễ dàng giật mình
  • Cảm giác có cục u trong cổ họng, khó nuốt
  • Không ngủ được
  • Không thư giãn được
  • Căng cơ
  • Mệt mỏi
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Cảm giác như có kim chân ở tay và chân.
  • Cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng
  • Cảm giác lo âu và sợ hãi (vâng, dĩ nhiên)
  • Khó có thể nghĩ thông suốt
  • Cảm giác như bản thân sắp phát điên (mặc dù 100% những người bị GAD không bao giờ phát điên, vì họ là những người rất tỉnh táo và nhạy cảm. Chỉ là họ quá nhạy cảm vì vậy mọi thứ dường như được phóng đại lên)
  • Không có cảm xúc gì rõ rệt
  • Ù tai
  • Quá chú ý vào bản thân
  • Suy nghĩ lạ, ám ảnh
  • Cảm giác choáng ngợp, không thể đối phó
  • Tim đập nhanh

Các triệu chứng khác:

  • Thiếu ham muốn tình dục
  • Khó giao tiếp với người khác
  • Sợ bị ốm
  • Cảm giác phiền muộn
  • Cảm giác “không thật”, tách biệt khỏi môi trường xung quanh
  • Hiếu động, khó thư giãn
  • Thiếu năng lượng, dễ dàng bị mệt
  • Ít hứng thú trong cuộc sống
  • Đa nghi, sợ và nghĩ quá lên về những gì người khác nghĩ về mình
  • Khô miệng

Đó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của Anxiety disorders, và rất nhiều triệu chứng khác mà tôi đã trải qua. Nhưng nếu bạn có thể có một vài triệu chứng trên thì rất có khả năng bạn đang bị Anxiety. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng nhất định phải có một vấn đề gì đó nghiêm trọng khác về sức khỏe.

My Little sunshine by K.

My Little sunshine by K.

Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó. Tôi đã từng bị tệ đến mức hầu như tất cả những triệu chứng trên đã từng trải qua rồi. Nhưng giờ tôi đã ổn, đã vượt qua nó và tôi TIN RẰNG tất cả mọi người có thể vượt qua nó nếu như có sự giúp đỡ và thông tin đúng đắn. Tôi chứng kiến nhiều đến mức khó có thể nói ngược lại – rằng bạn không thể hồi phục.

Nguồn: anxietynomore.co.uk – David Paul

Người dịch: Khánh Linh

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Các triệu chứng của Rối loạn lo âu

  1. Mình nghĩ bạn nên làm rõ giữa “Lo âu” và ” Rối loạn lo âu”

    1 cái là biểu hiệu cảm xúc, tâm lý rất bình thường. Ai mà ko bị lo lắng mới là bất thường. Bạn nên nhấn mạnh là ở 1 mức độ nhất định, nó hoàn toàn là bình thường và an toàn. Và rồi khi nào thì cái sự lo âu đó trở nên “ko an toàn”.

    Mình hiểu đây là 1 bài dịch, bạn ko thể viết thêm vào, nhưng mình nghĩ nếu chỉ đưa lên 1 bài thế này thì dễ gây hiểu lầm trong cách dùng từ (lúc thì là “lo âu”, lúc thì là “rối loạn lo âu”). Nên có thể thay vì chỉ dịch 1 bài viết, bạn nên làm 1 bài tổng hợp, hoặc link tới 1 bài khác có khái niệm rõ ràng hơn.

    Việc đưa lên 1 list triệu chứng trước khi nói về bản chất của vấn đề rất dễ gây hoang mang. Và vấn đề chung của đám đông hiện tại là họ hay thích những cái list thế này để nhìn vào, tự chẩn đoán và tự làm bản thân lo sợ vì nghĩ mình đang có bệnh, dù rất có thể là tình huống của họ vẫn ở mức độ an toàn.

    Thích

    • Cảm ơn bạn rất nhiều.

      Ý bài viết này ở phần tiếng Anh có nói kiểu như là “Lo âu ở thông thường thì ai cũng có, nhưng nếu nó làm ảnh hưởng quá tới đời sống hàng ngày thì không còn là bình thường nữa”.

      Mình sẽ viết thêm 1 bài khác chuyên về phân biệt giữa mức độ bình thường và không bình thường ạ. Tại gấp quá nên mình chưa hoàn thiện được một số article nhất định.

      Mình sẽ cố gắng sửa lại bài và đăng lại trong thời gian sớm nhất.

      Xin cảm ơn ý kiến của bạn 😀

      Thích

  2. Pingback: Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) | Những tâm hồn đẹp

Bình luận về bài viết này