Rối loạn lo âu toàn thể (Generalized Anxiety Disorders) là gì?

Anxiety (lo âu) đơn thuần chỉ là cảm giác bất an và không chắc chắn. Bạn có thể tin hay không, đa phần cảm giác lo lắng (worry) đó là bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài thì nó không còn là bình thường nữa. Tất cả chúng ta đều đã và đang trải qua cảm giác lo âu trong cuộc sống hàng ngày nhưng những người bị chẩn đoán với chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD) thì không có lý do nào nhất định cả. Chứng rối loạn này đối với một số người thì tương đối nhẹ và kiểm soát được, nhưng với những người khác thì nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.

Colorful night by K.

Colorful night by K.

Người bị chẩn đoán rối loạn lo âu toàn thể (GAD) thường có mức độ lo lắng như những người bình thường khác lo lắng về tiền bạc, sức khỏe, gia đình hay công việc. Vấn đề là những người bị GAD lo lắng quá nhiều và thường xuyên. Họ thức dậy với cảm giác lo âu và không thể xác định được nguyên nhân cụ thể nào. Cơn lo âu dường như không biến mất trong suốt cả một ngày. Người bị chẩn đoán với GAD thường bị phân tâm bởi những mối lo âu của họ và rất khó để họ có thể nghĩ đến những việc khác; trái lại, những người không bị chẩn đoán với rối loạn lo âu toàn thể thì có thể gạt mối lo sang một bên và tập trung vào các hoạt động thường ngày.

“Thật không may, đa số những người có GAD thường tự cho rằng họ là những người dễ bị lo lắng và không có gì có thể cải thiện được. Họ thường không tìm đến trị liệu trừ khi cơn lo lắng bị phức tạp hóa bởi chứng trầm cảm, hoảng sợ hoặc chứng nghiện rượu. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp, những người có GAD sẽ cảm thấy bớt lo âu và hoạt động tốt hơn” – Deborah Cowley, Thạc sĩ về Dược học tâm lý

Nguyên nhân gây ra GAD vẫn chưa được xác định, và nếu có thì thường sẽ là từ nhiều hơn một nguyên nhân. GAD thường có yếu tố gia đình, do đó có khả năng nó là một nhân tố di truyền. Một sự kiện đau buồn hoặc quá căng thẳng cũng có thể gây ra GAD. Giả thuyết khác cho rằng người có GAD có những mâu thuẫn nội bộ mà chính họ không giải quyết được. GAD có thể xảy ra từ thời thơ ấu hoặc muộn hơn một chút. Nhiều khả năng, GAD được hình thành từ cả 2 yếu tố sinh lý và tâm lý.

Rối loạn lo âu toàn thể là một chứng lo lắng tương đối phổ biến – ảnh hưởng 3-4% dân số toàn cầu (khoảng hơn 240 triệu người), có thể biến cuộc sống hàng ngày thành trạng thái lo lắng, lo âu và sợ hãi. Suy nghĩ quá nhiều và chú ý quá mức vào những giả thiết “Nếu… thì…” là đặc điểm của rối loạn lo âu này. Kết quả là, người đó cảm thấy không có cách nào thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự lo lắng, và sau đó trở nên chán nản với cuộc sống và tình trạng lo âu mà họ đang trải qua.

GAD không khiến người mắc né tránh các tình huống và không có yếu tố hoảng loạn nào liên quan. Thông thường họ hay bị lạc vào những suy nghĩ về sự lo lắng. Vào những khoảng thời gian còn lại, những suy nghĩ khác dường như không tồn tại vì cảm giác lo âu rất chiếm ưu thế. Cảm giác lo lắng, sợ hãi, thiếu năng lượng, và mất hứng thú trong cuộc sống là khá phổ biến. Đa phần thì sẽ không có điều kiện kích hoạt hay nguyên nhân cụ thể nào tạo ra cảm giác lo lắng này, và họ nhận ra rằng những cảm xúc này là bất hợp lý (vì không lý giải được).

Cảm xúc sợ hãi và lo âu có thể khá mạnh và lấn át. Giả sử như người thân của họ (những người có GAD) tới muộn khoảng 10 phút, họ sẽ lo ngại điều tồi tệ nhất – có thể đã xảy ra một vụ tai nạn, rằng xe cứu thương đang đưa người thân của họ tới bệnh viện và chấn thương quá nặng để có thể cứu được, hoặc điều gì đó tương tự (mặc dù, sự thật là người đó chỉ đến muộn có 10 phút mà thôi!). “Trời ơi. Tôi phải làm gì bây giờ?” – Cảm giác sợ hãi và lo lắng xuất hiện rất nhanh trong suy nghĩ của họ, và vòng luẩn quẩn của sự lo lắng và phiền muộn cứ thế xảy ra

Một số người bị rối loạn lo âu toàn thể (GAD) có sự dao động trong tâm trạng của họ từ giờ này sang giờ khác, có người thì lại có “ngày tốt” và “ngày xấu”. Số khác thì cảm thấy tốt hơn vào buổi sáng, nhưng có những người thì lại cảm thấy dễ chịu hơn vào ban đêm. Những cảm giác và tâm trạng lo âu ăn mòn họ, khiến cho người đó cảm thấy như bị vướng vào khuôn mẫu của việc lo sợ – trừ phi có thứ gì đó đủ mạnh để phá vỡ nó.

Biểu hiện về thể chất của chứng Rối loạn lo âu toàn thể (GAD) có thể bao gồm đau đầu, run rẩy, giật cơ, khó chịu và khó tập trung. Rối loạn giấc ngủ cũng có thể xảy ra. Các yếu tố khác như ám ảnh xã hội (social phobia hoặc social anxiety disorders – là một rối loạn lo âu đặc trưng bởi một nỗi sợ hãi về một hoặc nhiều tình huống xã hội gây ra phiền muộn đáng kể và làm giảm khả năng vận hành các chức năng hàng ngày, ví dụ như cảm giác sợ tột cùng khi nói trước đám đông hoặc gặp người lạ v.v…).

Thường gặp nhưng không luôn luôn xảy ra, những người bị rối loạn lo âu toàn thể có thể trải nghiệm những vấn triệu chứng khác, chẳng hạn: dễ dàng giật mình, thiếu khả năng thư giãn, bồn chồn hay đứng ngồi không yên. Rất khó với những người có GAD ổn định tâm trạng để có được sự tĩnh lặng để họ có thể thư giãn và cảm thấy chút bình yên và tĩnh lặng. Tuy nhiên, chính những chiến lược thư giãn và bình tĩnh đúng cách sẽ giúp họ phần nào vượt qua được vấn đề này.

Nguồn: nomorepanic.co.uk
Dịch: Khánh Linh

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Rối loạn lo âu toàn thể (Generalized Anxiety Disorders) là gì?

  1. Pingback: Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) | Những tâm hồn đẹp

  2. Pingback: Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) | Những tâm hồn đẹp

  3. Pingback: I am gonna leave this here, GAD GAD GAD GAD what the hell is going wrong with me? | Little T chan

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s