Trong bài định nghĩa trước về Rối loạn lo âu, có một đoạn như sau: “Bạn có thể tin hay không, đa phần cảm giác lo lắng (worry) đó là bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài thì nó không còn là bình thường nữa. Tất cả chúng ta đều đã và đang trải qua cảm giác lo âu trong cuộc sống hàng ngày nhưng những người bị chẩn đoán với chứng rối loạn lo âu toàn thể (GAD) thì không có lý do nào nhất định cả.”
Do đó, cần phân biệt được các mức độ và boundary (ranh giới) giữa lo lắng bình thường và lo âu bệnh lý.
Thông thường thì lo lắng là một phản ứng bình thường của con người khi căng thẳng. Thực tế cho rằng lo lắng còn có thể là một điều tốt. Lo lắng giúp bạn hoàn thành bài tập về nhà, học hành chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra sắp tới và nó có thể cảnh báo bạn nếu như bạn đang ở trong tình huống nguy hiểm thật sự. Nó “thông báo” cho bạn để bạn thận trọng hơn với những tình huống xung quanh – để “đánh hoặc chạy” (fight or flight).
Trong những tình huống “nguy hiểm” đó, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng các chất hóa học như Adrenaline hay Cortisol, có tác dụng điều chỉnh một số chức năng thần kinh, nhờ đó giúp cơ thể có thêm sức mạnh để chúng ta có thể “chiến đấu” với tình huống đó.

Phản ứng “Fight or Flight” – minh họa bởi Robin Hall. Từ thời cổ đại, tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy như côn trùng độc hay động vật dữ như hổ, báo, sư tử… Qua rất nhiều năm tiến hóa, “tính chất” đó vẫn còn nằm trong gen của chúng ta và điều đó giúp con người mạnh mẽ và dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.
Vậy dựa vào đâu để biết được lúc nào là lo lắng bình thường, lúc nào là lo âu bệnh lý? Đây là một trong các tính chất mà bạn có thể tự kiểm tra để phân biệt.
- Căng thẳng: Thông thường cảm giác lo lắng sẽ xảy ra khi bạn thấy căng thẳng ví dụ như trước một kỳ thi, trước khi phỏng vấn, hoặc cãi nhau với bạn bè hay chuẩn bị nhận một công việc mới (có nguyên nhân cụ thể). Tuy nhiên, khi bạn bị rối loạn lo âu hoặc lo âu bệnh lý, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn trong một thời gian dài, lúc nào cũng cảm thấy lo âu khó chịu mà không hề chỉ ra được một nguyên nhân cụ thể nào. Kể cả khi đối mặt với những công việc thường ngày hay nhỏ nhặt như thanh toán hóa đơn cũng có thể làm bạn lo lắng hơn bình thường.
- Cường độ và thời gian kéo dài: Rối loạn lo âu còn có thể tạo ra những phản ứng mãnh liệt và mạnh hơn bình thường về mặt cảm xúc. Ngay cả khi bạn đang phản ứng với sự căng thẳng, thì sự lo âu của bạn cũng là quá lên so với tình huống thật sự. Giả sử như trước một kỳ thi nào đó, những người bình thường có thể chỉ cảm thấy hơi lo lo trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng người mắc chứng rối loạn lo âu có thể mất ăn mất ngủ trong cả một khoảng thời gian dài trước đó (kéo dài vài tuần, hoặc cả tháng); thậm chí có thể trải qua những triệu chứng dữ dội trước và trong kỳ thi. Hơn nữa, lo lắng bình thường chỉ là thoáng qua, trong khi rối loạn lo âu mang tính chất lâu dài và những cảm giác khó chịu đó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
- Các biểu hiện/tính chất khác: Lo âu quá mức và lo lắng không phải là biểu hiện duy nhất khi bạn bị rối loạn lo âu. Ngoài ra, nó còn đi kèm với các triệu chứng về mặt thể chất khác như: chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, run rẩy, trống ngực, đau đầu và buồn nôn. Bạn có thể cảm thấy khó thở, không thể nói chuyện hoặc thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh. Ghi chép cho thấy những người bị lo âu bệnh lý còn cảm thấy tách biệt với cuộc sống thực. Họ cảm thấy dường như bản thân mình không thể suy nghĩ rõ ràng và khó tập trung. Các biểu hiện về mặt tâm lý khác cũng có mặt. Nhiều người còn trải nghiệm những ý nghĩ tiêu cực hay những luồng suy nghĩ khác nhau xuất hiện trong đầu họ gần như không ngừng.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Khi bạn mắc phải chứng rối loạn lo âu, nó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Nó làm suy giảm hoặc can thiệp đến học tập, công việc và cuộc sống thường ngày. Né tránh cũng là một biểu hiện của một vài (loại) rối loạn lo âu mà có thể khiến bạn trốn tránh khỏi một số hoạt động thường ngày (ví dụ như OCD hay panic disorders cũng là 2 trong số nhiều loại rối loạn lo âu có thể khiến bạn né tránh một số tình huống nhất định). Bạn có thể nghỉ học, lỡ mất bài kiểm tra nào đó, ngừng đi siêu thị để mua đồ hoặc tránh né tất cả những tình huống mà làm bạn cảm thấy lo âu.
Nếu bạn đang phải “đối phó” với cảm giác lo âu cùng cực và bạn thấy mình có những tính chất trên, đừng ngại ngần tìm đến sự giúp đỡ. Điều đầu tiên bạn cần biết rằng bạn không phải là người duy nhất bị rối loạn lo âu. Có khoảng 40 triệu người ở Mỹ và 3-4% dân số toàn thế giới (khoảng 250 triệu người) cũng có chứng rối loạn này. Thứ hai, rối loạn lo âu hoàn toàn có thể chữa được. Trên thực tế, nó là một trong những chứng rối loạn tâm lý hay cảm xúc dễ chữa khỏi nhất.
Tổng hợp: Khánh Linh
Nguồn: http://www.ulifeline.org/, CBT4PANIC (Robin Hall)
Camr ơn bạn về những chia sẻ về Chứng Rối Loạn lo âu, mình xin bổ sung một số thông tin quan trọng về bệnh lý này. Cảm ơn bạn!
Tổng quan về Rối loạn lo âu: http://mimsviet.com/suc-khoe/tong-quan-ve-roi-loan-lo-au
ThíchĐã thích bởi 1 người
Khoảng thời gian gần đây, khoảng 1 tháng, em gặp phải một số vấn đề trong cuộc sống , và thường suy nghĩ không dừng được, nhiều khi có câu trả lời rồi, mà cũng cảm thấy hoài nghi với câu trả lời đó, hoặc thường cảm thấy lo lắng không cụ thể, thường buổi sáng nhiều hơn, còn buổi tối trước khi ngủ thường dịu hơn, đỡ lo lắng hơn, có phải là e bị không ạ?
ThíchThích