Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý & tâm thần

Có rất nhiều lý do và tác nhân gây ra các bệnh về rối loạn tâm lý hay tâm thần. Các tác nhân đó bao gồm:

  1. Gen di truyền: Những người có người thân trong gia đình có tiền sử bị mắc các rối loạn về tâm lý hoặc tâm thần sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn này cao hơn.
  2. Bệnh truyền nhiễm: Một vài loại bệnh truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh có liên quan đến việc gây tổn thương cho não (brain damage) và tạo điều kiện phát triển cho các rối loạn tâm lý/tâm thần xảy ra. Ví dụ như rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch nhi (pediatric autoimmune neuropsychiatric disorder (PANDA)) khi kết hợp với vi khuẩn Streptococcus có thể dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và một vài rối loạn tâm lý, tâm thần khác ở trẻ em.

    Beautiful by K.

    Beautiful by K.

  3. Dinh dưỡng: Vấn đề dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành các rối loạn tâm lý. Việc thiếu chất có thể làm cho các điều kiện xảy ra rối loạn tâm lý, tâm thần trở nên dễ dàng hơn (ví dụ thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất)
  4. Môi trường độc hại: Việc tiếp xúc với các chất độc hại cũng có thể gây ra các rối loạn về tâm lý và tâm thần.
  5. Chấn thương tâm lý: Những trường hợp bị bạo hành (tình dục, thể chất, tinh thần), hoặc tiếp xúc với những hoàn cảnh khắc nghiệt như chiến tranh, thảm họa thiên nhiên hoặc mất đi người thân thương nhất cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rối loạn về tâm lý hoặc tâm thần. Các nguyên nhân tiếp theo bao gồm áp lực hoặc quá căng thẳng trong công việc và đời sống hàng ngày, hay gia đình không hạnh phúc.
  6. Mất cân bằng chất hóa học trong não: Thay đổi các chất sinh hóa trong não được cho là ảnh hưởng đến tâm trạng và các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Ví dụ như mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các rối loạn tâm lý. Ở các trường hợp khác, sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Tác giả: Khánh Linh – tự viết và tổng hợp.

Một suy nghĩ 10 thoughts on “Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý & tâm thần

  1. Em chào chị,
    Em cám ơn bài viết của chị.
    Trong bài chị có nhắc đến việc mất cân bằng chất hóa học trong não cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh tâm lý. Em muốn hỏi:
    Các thói quen hay việc làm nào trong cuộc sống khiến cho não mất cân bằng chất hóa học?
    Có triệu chứng nào thường thấy cho việc đó không?
    Em cám ơm chị!

    Thích

    • Chào em!

      Cảm ơn em đã đọc những bài viết của Beautiful Mind VN.
      Nếu như em không có vấn đề về di truyền (trong nhà không có ai bị trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các rối loạn tâm lý khác), thì chị nghĩ nguyên nhân số một là lạm dụng chất kich thích (rượu, bia, cà phê – nếu uống quá nhiều và thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lượng serotonin trong não). Thứ hai là nếu hoàn cảnh sống hoặc làm việc khiến em căng thẳng trong một thời gian dài, hoặc có xung đột với các thành viên trong gia đình – ở một cường độ nhất định nào đó, thường là quá sức chịu đựng của bản thân em (em có thể biết hoặc không biết) cũng có thể gây ra mất cân bằng serotonin. Mặc dù không phải ai làm việc căng thẳng cũng bị, nhưng có bằng chứng cho thấy vậy. Việc em là con gái/phụ nữ cũng tăng khả năng bị rối loạn tâm lý nhiều hơn các bạn nam đôi chút.

      Ví dụ chị là cá thể điển hình cho việc mắc rối loạn tâm lý vừa có yếu tố di truyền – vừa có yếu tố môi trường. Điển hình là chị hay bị panic attacks nhiều và nặng hơn hẳn vào những lúc căng thẳng (thi vào cấp 3, thi vào Đại học, tốt nghiệp Đại học v.v…).

      Triệu chứng thường thấy như sau:
      – Nếu em bị thiếu hụt serotonin: Em sẽ cảm thấy đau nửa đầu, thèm đồ bột (kiểu như bim bim, snack, đồ rán…), rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi.
      – Nếu em bị thừa serotonin: Em sẽ có cảm giác khó chịu, bứt rứt, nhiều khi đứng ngồi không yên, hay giật mình.

      Còn một vài triệu chứng khác nữa, sắp tới chị sẽ viết riêng 1 loạt bài về serotonin imbalance.

      Chúc em vui khỏe!

      Đã thích bởi 1 người

      • Chị ơi, em bị chuẩn đoán bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Nhưng em không muốn sử dụng thuốc của bác sỹ kê. Có cách nào để tự cải thiện ko? OCD có tự khỏi được không?

        Thích

  2. Cảm ơn chị đã viết bài.
    Chị có thể cho e hỏi một chút ạ.
    Nếu mẹ bị tâm thần sau khi sinh con thì con sinh ra có khả năng di truyền bệnh không ạ?
    Trầm cảm sau sinh có gây ra bệnh tâm thần phân liệt với những triệu chứng như nghe thấy lời nói trong đầu, tưởng ai lấy mất con… không ạ?
    Nếu có mẹ bị tâm thần thì có nên kết hôn không vì con mình sinh ra có khả năng bị di truyền?
    Em xin cảm ơn.

    Thích

    • Chào em thân mến,

      Chị đang không rõ là em nói bị tâm thần tức là tâm thần thế nào? Nếu là tâm thần phân liệt thì tính di truyền khá cao. Nếu có anh chị em mắc TTPL thì nguy cơ tăng từ 7 đến 10 lần. Có bố/mẹ bị TTPL thì nguy cơ tăng từ 10 đến 15 lần. Sinh đôi thì tùy cùng trứng hay khác trứng, 15 – 50%. Còn vụ dì hay cháu mà nguy cơ cao vậy thì chị chưa biết. Mặc dù nghiên cứu dịch tễ gần như cho kết quả rõ ràng TTPL là bệnh di truyền tuy nhiên đến nay gene xác định gây ra tâm thần phân liệt vẫn chưa được tìm ra, vậy nên người ta nghi ngờ cái này là do đa gene, tức là một tổ hợp nào đó gây nên TTPL. Những yếu tố không phải là gene (nongenetic factors) có phần đóng góp để biến những người mạng gene, thành bệnh lý.

      Ở những người bị TTPL, nó không chỉ đơn thuần có sự mất cân bằng về neurotransmitters (như dopamine, serotonine hay glutamate…), mà còn có sự thay đổi về giải phẫu não (vd chụp cắt lớp hoặc mri người ta thấy người bệnh TTPL có não thất bị mở rộng hơn, hoặc khác thường trong cấu trúc trán, thùy đỉnh, dưới vỏ não) và cả giảm mật độ và khối lượng của các tbtk và giảm tưới máu não nữa. Vậy nên đề cập đến etiology của TTPL người ta hay nói về cả neuroanatomy và neurochemistry.

      Ngoài ra, Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh cho sự hưng phấn, quá nhiều chất này sẽ dẫn đến tình trạng ảo giác, hoang tưởng thường thấy ở những người mắc tâm thần phân liệt. Sau khi sinh con, sự mất cân bằng ở chất này có thể khiến những người vốn có tiền sử gia đình mắc tâm thần phân liệt cao hơn những người khác.

      Còn nếu là rối loạn dạng nhẹ thì có thể có có thể không.

      Thích

  3. Em chào chị,
    Chị cho em hỏi. Ba em hiện đang có các triệu chứng bứt rứt, khó chịu trong người, đứng ngồi không yên. Trước đây ba từng uống nhiều rượu và có triệu chứng bị nghiện rượu (tìm mọi cách để uống rượu), thường bị mất ngủ và đã từng điều trị mất ngủ nhưng chưa khỏi. Chị cho em hỏi đây có phải triệu chứng của một dạng trầm cảm hay không và ba em nên đến khám và điều trị ở đâu?

    Em chân thành cám ơn!

    Thích

    • Chào em thân mến,

      Ba em do sử dụng rượu nhiều trong thời gian dài nên đây chủ yếu là triệu chứng về lạm dụng chất gây nghiện (Substance abuse hay cụ thể ở đây là Alcohol abuse). Nếu ba em chỉ bứt rứt đứng ngồi không yên và mất ngủ thì không phải là trầm cảm, và cũng không đủ dữ kiện để kết luận là ba em bị trầm cảm. Chị nghĩ vấn đề mấu chốt vẫn là ở chỗ ba em sử dụng rượu nhiều quá, dẫn tới việc nghiện rượu. Khi đã nghiện rồi thì họ sẽ cảm thấy rất khó dứt ra, không có rượu thì bứt rứt khó chịu (hay còn gọi là bị “vật”) do hệ thần kinh đã bị ảnh hưởng bởi rượu (não bộ đã làm quen với các chất hóa học này).

      Để khám sâu hơn em có thể ra những địa điểm sau nhé:

      Hà Nội:
      *Điều trị bằng thuốc:
      – Bệnh viện Việt Pháp HN
      – Bệnh viện tâm thần HN
      – Viện sức khỏe tâm thần (http://bachmai.gov.vn/index.php…)
      TP. HCM:
      – Bệnh viện Việt Pháp HCM
      – Tâm Gia An: http://www.tamgiaan.com/
      – Bệnh viện Việt Pháp HCM
      – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,120 Hồng Bàng,phường 12,quận 5
      – Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM. Email: info@bvtt-tphcm.org.vn
      – Bệnh viện đại học Y Dược TP. HCM ,Phòng tham vấn tâm lý.
      – Trung tâm tư vấn Hồn Việt
      – Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa,Đồng Nai)

      Chúc bố em khỏe mạnh,

      KLinh

      Thích

  4. c gái e mới sinh e bé đc 1 thag và bây jo e ấy có htuong hay cười và nói nhảm.. bị theo cơn ạ.. 1 ngày 2-3 lần.. sau khi nói xog lại trở lại bt. Nhìn sắc mặt rất yếu..
    Trước khi sinh con c ấy là 1 người năng động luôn hoabf đồng với mn.
    C cho e hỏi nguyên nhân dẫn đến trường hợp trên có thể là gì ạ??

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s