Tôi đắm chìm trong nỗi buồn vô hạn
Trôi dạt mãi tận về đâu
Cảm thấy như không còn lối thoát,
Có ai ở đó không? Tôi đang ở đâu thế này?
(Voiceless Screaming – X Japan)
Tầm giữa những năm 2000, lúc ấy có rộ lên phong trào “emo – tự cắt”. Lúc ấy có nhiều bạn trẻ được phỏng vấn có nói là do buồn phiền chuyện gia đình, học tập bạn bè cho thử cắt rồi cảm thấy đỡ hơn. Thế nhưng lúc đưa tin báo đài bỏ qua cái phần buồn phiền ấy mà lại tập trung vào phần “cắt” hơn và gọi nó là “xu hướng bệnh hoạn”. Thời điểm đó khi đọc tin tức ấy, tôi đã tự hỏi, phải buồn phiền đến mức nào thì những người trẻ tuổi ấy mới dám tự cắt lấy mình? Ông bà ta nói “tay đứt ruột xót”, chỉ một vết đứt tay thôi mà tôi xót cả mấy ngày trời. Vậy thì họ phải đau đến mức nào mới tìm thấy sự giải thoát trong từng vết cắt đó?
Tôi không hiểu. Có đôi khi tôi bị cảm xúc điên cuồng, dữ dội lấn áp, kêu gào mong muốn được giải thoát, bứt rứt không thôi thì tôi lại nghĩ về cái sự tự làm đau bản thân mình ấy. Nhưng tôi chưa bao giờ dám làm vì tôi sợ đau, vì tôi sợ để lại sẹo, vì mẹ tôi từng nói, con gái quý giá nhất là gương mặt với làn da, chẳng ai thích một đứa sẹo đầy người bao giờ.
Mãi cho đến sau này khi tôi gặp được một người bạn gái, cũng là người bạn thân nhất của tôi bây giờ. Cô ấy giải thích cho tôi nghe những nỗi đau, những áp lực mà cô ấy phải chịu cùng với sự tự cắt ấy giải thoát cô như thế nào thì tôi mới hiểu hơn về nó.
À, hóa ra có những nỗi đau tâm hồn còn nặng nề, dằn vặt hơn nỗi đau thể xác. Thế nên họ chọn cách nhẹ hơn, chọn cách tự làm tổn thương cơ thể họ để có thể tránh đi, để có thể không nghĩ về những rắc rối muộn phiền, những áp lực dày vò bản thân, những giấc mơ và trách nhiệm, những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Trong giáo trình tâm lý mà tôi học có nói về hành vi tự tổn thương mình nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng như thế này, có một số người cố tình làm đau bản thân họ nhưng không để ảnh hưởng đến tính mạng. Một số phương thức mà họ thường dùng bao gồm tự cắt, tự làm phỏng hoặc tự cào trầy da mình. Thường thì vết thương hoặc sẹo nằm ở những nơi họ có thể dễ dàng che đi ánh mắt người ngoài. Những vết thương này phải được phân biệt rõ với xu hướng thời trang như xỏ khuyên, hoặc xăm mình. Mọi người xỏ lỗ hoặc xăm mình bởi vì nó được coi là hợp thời và cá tính, vì thế cho nên họ chấp nhận chịu đau ban đầu. Ngược lại, những người tự tổn thương mình làm thế vì cơn đau mang mục đích hữu dụng cho họ mà không quan tâm đến sức ảnh hưởng của nó lên ngoài hình bên ngoài.
Hành vi này có thể là triệu chứng của nhiều chứng bệnh tâm lý có trong DSM-5 như rối loạn ranh giới (Borderline personality disorder), đặc biệt là những bệnh có liên quan đến việc lạm dụng thuốc, chất kích thích, rối loạn ăn uống (eating disorders), trầm cảm (depression) hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Hiện nay có khoảng 4% dân số báo cáo rằng họ đã và đang có những hành vi tự làm tổn thương bản thân và nhiều người trong số họ không có đủ cơ sở để được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bản thân của việc tự tổn thương cũng là một vấn đề quan trọng cần được lưu ý.
Vì sao có những người tự làm tổn thương mình như vậy? Có nhiều lời giải thích khác nhau cho hành vi này. Đối với họ, tự cắt như là một cách tự trừng phạt bản thân và phản chiếu nỗi bối rối thất vọng và giận dữ. Trong một số trường hợp khác, một người chọn phương thức tự làm đau bản thân để đấu tranh với khoảng thời gian cô độc kéo dài và cảm xúc trống rỗng đi kèm với sự vắng mặt của người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết. Tuy nhiên lời giải thích được báo cáo nhiều nhất cho rằng tự cắt là một phương thức thích nghi có hại trong việc điều tiết cảm xúc tiêu cực mãnh liệt. Trước khi bắt đầu những hành vị tự tổn thương bản thân thì một người thường có giai đoạn cảm xúc lo âu, giận dữ hoặc buồn bã, thất vọng dữ dội. Những cảm xúc này biến mất rất nhanh ngay khi tự cắt bắt đầu và người nọ trải nghiệm cảm giác thoải mái nhẹ nhõm. Nhưng ngay sau đó họ lại cảm thấy tội lỗi và thường tự trách bản thân vì những gì họ đã làm.
Ngoài ra những nghiên cứu khác đề xuất ra bốn lý do khiến một người tự cắt, 1) để giảm bớt cảm xúc tiêu cực, 2) để cảm nhận được “một thứ gì đó” ngoài tê dại và trống rỗng, 3) để tránh đi một số tình huống xã hội, 4) để nhận sự giúp đỡ từ xã hội. Mặc dù đôi lúc có những trường hợp đặc biệt xảy ra, nhưng sự hiểu lầm thường thấy nhất khi nói về tự cắt đó là cho nó là một trào lưu tệ hại của xã hội. Nghiên cứu đã tìm ra lý do nguyên nhân chủ yếu nhất cho việc tự cắt chính là lý do số 1, để giảm bớt cảm xúc tiêu cực. Khi một người tự cắt, thì vết thương ấy sẽ khiến não bộ báo động, tất cả các cơ chế trong người sẽ ưu tiên cho việc chữa lành vết thương trước, khiến cho cảm xúc tiêu cực ấy tạm thời biến mất, endorphins – một chất trong hệ thống thần kinh có tác dụng giảm đau, được tiết ra khiến người ấy cảm thấy nhẹ nhõm. Bởi vì tự cắt giúp một người thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực, nó có thể trở nên gây nghiện và vì thế, mỗi khi buồn thì bản năng tự nhiên sẽ khiến người đó nghĩ về việc tự cắt.
Vậy thì làm cách nào để thoát khỏi cơn nghiện đó? Một trong những biện pháp được công nhận nhất là “Thoát vì người khác”. Họ thường chịu nhiều áp lực từ bạn bè, người thân để tránh xa hành vi gây hại này. Mandy, một cô gái từng có hành vi tự cắt chia sẻ rằng cô ấy tìm sự giúp đỡ từ người bạn thân của mình, người khuyên cô ấy không nên tiếp tục tổn thương bản thân nữa. Cuộc nói chuyện kết thúc bằng việc bạn cô dọa là nếu cô dám tự cắt thêm lần nào nữa thì cô ấy sẽ không bao giờ nói chuyện với cô nữa.
“Không phải rằng tôi sợ bạn ấy sẽ không nói chuyện với mình nữa,” Mandy chia sẻ, “mà là tôi sợ nếu tôi làm thêm lần nào nữa thì sẽ làm bạn ấy buồn hơn. Và đó là một thứ rất là riêng tư ngay khi bắt đầu, để có một người nói với bạn rằng họ quan tâm bạn, bạn cảm thấy rằng bạn nợ họ rất nhiều và điều đó cũng khiến họ lo sợ cho bạn.”
Một số người khác thì chọn cách “Từ bỏ vì bản thân”. Thường thì động cơ thúc đẩy một người chọn cách này chính là cảm xúc. Họ bỏ vì họ sợ rằng mình sẽ bị đưa vào bệnh viện, sẽ bị người khác biết và họ sợ rằng bạn bè sẽ bỏ rơi họ hoặc vết sẹo lộ ra trong buổi phỏng vấn xin việc. Với một số người, sau một thời gian dài tự cắt, họ tự nhìn lại những vết sẹo của mình và cảm thấy xấu hổ vì nó, dẫn đến quyết tâm muốn từ bỏ.
Những biến chuyển trong cuộc sống cũng góp phần ngăn chặn số người tự cắt. Một số người dừng hành vi đó lại khi họ ngày càng trở nên lớn tuổi hơn và trải nghiệm nhiều mặt của cuộc sống. Một số người từ bỏ khi họ tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học, hoặc khi họ tốt nghiệp và có được việc làm. Hoặc có thể khi họ đang trong một mối quan hệ nghiêm túc và có con.
Tùy theo mỗi người chọn phương thức từ bỏ khác nhau. Các chuyên viên tâm lý thường giúp một số người bằng phương thức nhận thức thông qua các bài điều trị đặc biệt hoặc luyện tập nhận thức. Nhiều người thì chọn sử dụng thuốc. Bên cạnh đó việc nhận ra cảm xúc nào khiến một người chọn cách tự cắt cũng giúp ích rất nhiều trong việc từ bỏ hành vi có hại này.
Hy vọng sau khi đọc xong bài mọi người sẽ có cái nhìn rõ hơn về tự cắt. Bởi vì nó không phải là sự yếu đuối, là thú vui bệnh hoạn, hoặc là làm màu để lôi kéo sự chú ý, mà nó chính là tiếng kêu gào trong câm lặng của một người.
Là vì có những nỗi đau còn lớn hơn nỗi đau thể xác.
Dịch và Viết: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Nguồn:
Abnormal Psychology by Oltmann 7th Edition
Edward A. Selby Ph.D. Cutting to Escape From Emotional Pain?
Peter Adler, Ph.D., and Patti Adler Ph.D. Quitting Self-Injury
Khúc ru cho nội kết
Đã nhiều năm nay, cứ mỗi đêm sau khi lên giường đi ngủ là tôi lại biến thành một sợi dây thừng. Những sự việc ban ngày xảy ra dù chỉ rất nhỏ nhặt cũng tạo thành những nút thắt trên cơ thể tôi lúc đó. Chẳng hạn như một mối quan hệ tôi đang cố gắng duy trì, hay những câu chuyện cùng bạn bè trong quán cà phê, hay nhiều lúc chỉ là một câu nói một ánh mắt nhìn của tha nhân là cũng đủ để tôi thao thức mãi không ngủ được để cố gắng gỡ những nút thắt chặt khăng trên người mình. Những ban ngày trôi qua ngày càng tạo ra nhiều nút thắt trong tôi, chưa kịp gỡ xong cái này thì cái khác đã lại thành hình, thời gian ban đêm tôi không hề ngủ mà chỉ gỡ hoài hoài, vậy mà cũng chẳng nhằm nhò gì cả. Tôi cứ ngắn dần lại như chính cuộc đời mình vậy. Thế rồi tôi quyết tìm một giải pháp để nhanh chóng thanh toán những nút thắt đáng nguyền rủa này. Và tôi đã tìm được cách, đó là dùng dao cắt tung chúng ra hằng đêm. Tôi nghĩ mình phải cắt liên tục, cắt mạnh mẽ, cắt bạo liệt và cắt cho tới khi sợi dây tôi chỉ còn là những hạt bụi. Tất nhiên việc đó rất đau đớn và sẽ mất nhiều máu. Thế rồi một đêm, sau khi lấy dao tự cắt chính mình, tôi thiếp đi vì mệt mỏi; máu chảy ướt đẫm gối loang cả vào giấc mộng đỏ. Trong giấc ngủ chập chờn tôi nghe thấy những âm thanh từ hòa vang lên khe khẽ ngoài cửa sổ. Tôi từ từ mở mắt và im lặng lắng nghe, thì ra là tiếng mưa đêm. Đã lâu lắm rồi trời không mưa, đêm nay trong thanh âm của mưa tôi nghe thấy một khúc hát ru thơ ấu vọng lên từ trong hố thẳm tâm thức. Từng giọt mưa là từng giọt ru gieo vào tim tôi sự bình yên của cả cõi thế chắt chiu. Bóng tối bỗng nhiên trong suốt và êm dịu như bóng tối của những ngày chưa biết khóc, tôi nhắm mắt lại rồi chìm vào giấc ngủ sâu im lắng không mộng mị. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mưa đã tạnh nhưng những giọt nước vẫn treo lung linh trên dây phơi quần áo, tôi nhẹ bước ra ngõ hít đầy không khí vào lồng ngực. Bỗng nhiên tôi sững lại vì trước mắt là một khóm hoa tóc tiên mới nở sau cơn mưa đêm qua. Vén tay áo lên, tôi nhìn mấy vết sẹo đang lên da non, chúng có màu hồng nhạt của những đóa tóc tiên nở sau mưa. Nước mắt tôi chợt ứa ra từ trong sâu thẳm.
15/3/2015
-để tặng Thiên Bình và những nội kết trong tôi.
ThíchĐã thích bởi 8 người
Cảm ơn bạn nhé 😀 Bao h rảnh cho đăng câu này lên web hehe
ThíchThích
hay quá
ThíchThích
không phải bản thân làm vậy vì muốn gây chú ý, cũng chẳng phải muốn chết gì cả,… chỉ là bản thân muốn làm 1 cái gì đó để có thể cảm thấy khá hơn, để có thể tiếp tuc… sống. Người khác mà biết mình tự cắt, người bảo mình là điên, khùng,… nhưng mà họ có bao giờ nghĩ tại sao mình làm thế đâu. Nếu có 1 cách giúp bản thân cảm thấy khá hơn mà lại không ảnh hưởng gì đến người khác… mình tự hỏi họ có chọn không? Lúc trước khi mình tự cắt chẳng bao giờ mình phải băn khoăn, chẳng bao giờ có người khiến mình bận tâm rằng mình làm thế cũng sẽ khiến người đó tổn thương… giờ thì có 1 người. Cũng khá lâu rồi… kể từ lần gần đây nhất mình tự cắt… nhưng càng lúc mình lại càng cảm thấy áp lực, rất sợ hãi… mình không muốn làm người đó buồn… nhưng nếu không tự cắt mình thật sự chịu không nổi… một khi đã nghiện rồi phải làm sao để cai chứ? Lần đầu tiên mình đọc được 1 bài viết như thế này, thật sự nó an ủi mình rất nhiều
ThíchThích
Mình không tự tổn thương bằng cách tự cắt vì mình khá sợ máu, thay vào đó m từng thích tự tát hay cào cắn bản thân, tự bóp cổ hay tự trấn nuớc cho ngạt thở thì sao nhỉ, dù sao m cũng k định chết, chỉ là thấy trống rống quá th. Dù sao m cũng đã kiếm đc 1 cách giúp cho m và cũng giúp cho ng khác là…đi hiến máu,giống như m nghiện cái cgiác nhẹ nhõm khi máu đc rút ra khỏi cơ thể m vậy…chậc
ThíchThích
Mình thấy máu trào ra rất nhẹ nhõm nhưng không cắt được. Tự tát tự đánh tự cắn.
ThíchThích
Thời gian đó mình thực sự thấy trống rỗng và sống không ý nghĩa không mục đích, và khi dùng lưỡi lam rạch những đường trên tay mình không hề cảm thấy đau, chỉ cảm thấy thú vị. Đó là khoảng năm 2010 và mình cũng không biết đến trào lưu Emo.
Đêm khuya thường là lúc mình cảm thấy tồi tệ nhất cũng là lúc mình trốn một mình cắt. Đến một lần mình thử cắt sâu hơn và nhìn máu chảy ra rất nhiều, không đau, nhưng cũng không muốn chết.
Sau lần đó mình như được giải thoát, trở lại sinh hoạt bình thường. Vết cắt sau cùng ấy thành vết sẹo tới giờ mỗi lần nhìn lại như để nhắc nhở thời gian khủng hoảng đó, dù có khổ sở đến đâu mình cũng không lặp lại hành động đó nữa.
Cảm ơn bài viết đã cho mình biết rõ hơn về thời gian đó của mình!
ThíchThích
Cho mình hỏi một chút. Trước đây thì mình có tự cắt ở bên tay trái của mình, nhưng đã thôi cách đây khoảng gần 2 tháng. Bố mẹ mình không biết chuyện này. Bây giờ đang là mùa hè và tay mình thì đầy sẹo nên toàn mặc áo khoác hoặc nếu là áo cộc thì thường quấn 1 cái khăn ở tay và nói với bố mẹ rằng mình đang bắt chước 1 nhân vật nào đấy. Mình còn đem theo 3 con dao nhỏ khi ở trường, cô chủ nhiệm phát hiện và nói chuyện với bố mình. Cũng có 1 lần bố mình tìm thấy dao trong ngăn kéo nữa. Bây giờ thì bố mẹ đang bắt mình cho xem tay. Vậy giờ mình nên làm thế nào đây?
ThíchĐã thích bởi 1 người
Mình không biết giúp bạn như thế nào nhưng mình cũng không biết làm thế nào với mình.
ThíchThích
Ngày xưa mình từng tự cắt như thế này. Đây là một phương pháp giải tỏa dễ dàng nhất mình có thể thực hiện, nỗi đau về thể xác chữa trị nỗi đau về tinh thần. Ngày qua ngày, dần dần nó trở thành một thói quen và dường như mình trở nên “nghiện” nó. Cảm giác nhìn máu chảy ra từ vết cắt là cảm giác nhẹ nhõm đến lạ thường, cũng có chút hưng phấn và căm ghét bản thân. Sau khi chuyển sang môi trường sống mới, cách xa nỗi bận tâm là gia đình và những người bạn cũ, mình làm quen với những người bạn mới không biết quá khứ của mình, học cách chia sẻ và giữ tâm lí thoải mái. Mọi chuyện dần tốt hơn, vì trên hết bản thân mình muốn làm lại, không muốn những vết sẹo ngày xưa tái diễn. Mình vẫn gặp vấn đề về tâm lí, khi mà các cảm xúc tiêu cực quay trở lại, mình không tự cắt nhưng tự hành hạ bản thân theo nhiều cách, cắn cấu cào xé chẳng hạn. Chỉ có “đau” về xác thịt mới khiến mình đỡ hoảng loạn và bình tĩnh. Một vòng luẩn quẩn.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Tự cắt gần giống như một thú vui vậy, một khi đã vào thì khó thể bỏ. Nhiều người bảo đấy là bệnh hoạn, dở hơi nhưng thực chất đấy cũng chỉ là một cách thư giãn cho bản thân. MÌnh biết như thế thì là yếu đuối nhưng sự thật có quá nhiều áp lực trong cuộc sống mà không thể giải tỏa. Ít ra khi làm thế mình còn thấy đau, thấy nhẹ nhõm, thấy cảm xúc. Nhiều lúc tự hỏi có phải chính bản thân mình bị bệnh không nưa>
ThíchThích
xin chào,
mình trả lời chậm để bạn chờ, cho mình xin lỗi bạn nhiều nheng ._.
tụi mình chỉ làm qua mạng nên không biết bạn có bị bệnh không ._. nhưng dù chỉ là một người xa lạ chưa hề gặp bạn bao giờ, mình cũng không muốn bạn bị đau hay mệt, vì tự hoại (self-cut) thì dùng đến dao kéo, mà không cẩn thận dễ bị nhiễm trùng dữ lắm ._… nên mình biết mấy cách này, bạn thử xem có giúp được gì cho bạn không nheng 😦
“1. Tập thể dục thể thao – cụ thể là: chạy tại chỗ, sit-up, nhảy cóc, v…v… Lấy ví dụ ở việc chạy tại chỗ: chân bạn sẽ bị đau, tim sẽ thắt lại, hơi thở gấp rút. Đó chính là một cách để làm đau thể xác. Nhưng bạn thấy đó, nó không tạo ra sẹo, nó giúp bạn giải toả tinh thần, có sức khoẻ tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể ra ngoài chạy một vòng quanh khu phố bạn đang sống.
2. Vẽ. Ngoài việc vẽ lên giấy thì bạn cũng có thể vẽ lên tay, chân, vẽ lên chỗ bạn muốn cắn chẳng hạn. Vẽ cái gì cũng được, chó mèo hoa lá nhà cửa, tất cả những thứ bạn muốn. Mình từng như thế này: ở chỗ cánh tay, thay vì lấy dao cứa thì mình cầm bút dạ vẽ từng vệt dài giống như vết cắt ấy. Cái này mang nghĩa tượng trưng nhưng vẽ xong mình cảm thấy đỡ nặng lòng hơn. Bạn cũng có thể thử. Nhưng nhớ vẽ bằng mực gì dễ tẩy.
3. Nếu có khả năng thì mua thử túi đấm bốc và găng tay đấm bốc.
4. Viết ra giấy lí do tại sao bạn căng thẳng/ lo sợ và bạn có thể làm gì để giải toả những tâm trạng đó. Ngoài ra có thể viết lí do tại sao bạn không cần phải căng thẳng như vậy. Ví dụ: bạn lo rằng ngày mai trời sẽ mưa trong khi bạn đã lên kế hoạch đi chơi xong xuôi hết rồi. Lúc này bạn có thể ghi ra giấy: “Thứ nhất, dự báo thời tiết nói mai sẽ nắng, mà dự báo thời tiết thì luôn đúng, mình không cần phải lo. Thứ hai, cái thời tiết này mưa làm sao nổi, cả tuần đã chả mưa thì thôi, mắc gì mai mưa, mắc gì mình phải lo”.
5. Nghe nhạc, ăn một món ngon, hát.
6. Nhìn vào gương và mỉm cười. Cười gượng cũng được, cách này mình đã thử và đã thành công.
7. Nếu nhà bạn có sân thượng và bạn không sợ làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh thì hãy hét lên thật to.
8. Ôm gấu bông/gối (nếu có thú cưng thì càng tốt).
9. Ra ngoài hít thở không khí, đón gió trời. Ở trong nhà sẽ bí bách, khó chịu, suy nghĩ không thông thoáng.
MC”
tụi mình còn có một bài ở đây nữa: https://beautifulmindvn.com/2016/06/12/lam-the-nao-de-vuot-qua-cam-xuc-tieu-cuc-va-y-nghi-tu-sat/, bạn xem thử xem có giúp gì được cho bạn không nheng 😦
thử mấy cách mình chỉ ở trên rồi không được thì cứ comment ở đây, mình với mọi người vẫn ở đây nghe bạn. tụi mình không phiền đâu, hứa. bạn đừng ngại nheng ^^
với lại nếu có facebook thì bạn thử vào nhóm tư vấn cộng đồng của tụi mình nheng, trong đó có tụi mình, bác sĩ với nhiều bạn cũng chịu khổ giống bạn, vô đó bạn sẽ được giúp nhiều hơn đó. Nhóm tụi mình ở đây: https://www.facebook.com/groups/1542209466081640/
thương bạn nhiều,
ôm bạn chặt,
V.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Đôi khi rơi vào TH đó nhiều khi không còn đủ can đảm để nghĩ nhiều hơn. Mà lúc đó lí trí dường như biến mất rất khó kiểm soát đó bạn.
ThíchThích
Reblogged this on Avalon and commented:
Well..
ThíchĐã thích bởi 1 người
mình vẫn tự cắt nhưng chỉ là những vết cắt nông thôi. chỉ là cần cảm giác đau một chút để quên đi mấy chuyện khiến mình buồn. ở chỗ đông người không có dao thì là tự cào, tự cấu, nhiều khi là đập đầu vào tường. chính mình thấy không có gì nguy hiểm cả. chỉ là càng buồn thì vết cắt càng sâu thôi. nhưng mình vẫn ý thức được cơ mà 🙂
ThíchThích
Tại sao có những người tự làm tổn thương bản thân? Tôi nghĩ có lẽ sẽ không có ai trả lời đùng được, thậm chí có thể bản thân người đó cũng không biết. Nhưng tôi nghĩ người ta lảm như vậy cũng có nguyên nhân là do quyết định của ý thức hay tiềm thức để phản ánh tình huống hay sự kiện nào đó, tất nhiên cung với những tình huống đó có thể phản ứng một cách khác nếu được mục tiêu chính và thay đổi nó, thông thường nó ở trong nội tâm. Tôi tiếc thay những người chon cách này để đật được những mục tiêu trong túc thời như bình an, nhe nhàn hay những cảm giác khác.
ThíchThích
Các bạn ơi mình đang muốn viết một cuốn handbook về nỗi đau của các bạn để người khác có thể hiểu và nhận ra những phán xét của họ về các bạn là ích kỷ và sai lầm. Cho nên cho mình xin phép được trích những bài viết của các bạn trong cuốn handbook của mình được không ạ? Mình rất biết ơn nếu được sự đồng ý cảu các bạn.
ThíchThích
Tôi đồng ý.tôi muốn làm một bộ phim và cũng để thức tỉnh và cảnh báo trước cho giới trẻ biết được hệ quả đáng sợ của ma tuý..và đừng vì tình yêu mà mù quáng đánh mất bản thân mình.không phải vì muốn nổi tiếng mà muốn cho xã hội biết tác hại của tệ nạn xã hội,và cũng chứng minh tình yêu chân thật vẫn còn.
ThíchThích