Chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy buồn, không có hi vọng hoặc chán nản, đó là một phần bình thường của cuộc sống. Nhưng trầm cảm thì không giống như vậy. Khi bị trầm cảm, những cảm xúc này không biến mất mà có thể kéo dài hàng tháng, và trở nên nặng nề tới mức không thể thực hiện được những hoạt động thường ngày
Hội chứng trầm cảm không dễ nhận biết. Có nhiều triệu chứng về cả thể chất và tinh thần, và dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất. Nếu bạn có từ bốn triệu chứng trở lên, chiếm phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày và kéo dài trên hai tuần, bạn nên nói cho người khác biết và gặp bác sĩ đa khoa để được giúp đỡ.
- Có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Tâm trạng buồn bực kéo dài
- Mất tự tin, tự trọng
- Cảm thấy khó tập trung và đưa ra quyết định
- Tránh tiếp xúc với mọi người, trở nên cô lập và cô đơn
- Không còn cảm thấy vui thích với những điều mình vốn thấy dễ chịu hay thú vị
- Cảm thấy tội lỗi, vô dụng vì những chuyện không đáng
- Cảm thấy bất lực và vô vọng
- Gặp những vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ hay thức dậy sớm hơn nhiều so với bình thường
- Khó thực hiện nhiệm vụ ở nơi làm việc hay trường học
- Thay đổi cảm giác ngon miệng
- Giảm ham muốn tình dục và/hoặc các vấn đề liên quan đến tình dục
- Đau nhức cơ thể
- Có suy nghĩ về tự tử và cái chết
- Tự hành xác
Rất dễ dàng đổ lỗi cho chính mình trong những trường hợp này, nhưng trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai. Có thể bạn cảm thấy tội lỗi hay thất vọng vì không thấy động lực để theo đuổi mọi việc, và các triệu chứng sẽ càng khó nhận ra được nếu cảm giác này đã diễn ra trong một thời gian dài. Nhiều người ngoài những triệu chứng này còn bị lo âu, vì vậy nếu bạn thấy buồn nôn, khó thở hay đau đầu thì đây cũng là những dấu hiệu cho thấy nên tìm kiếm sự giúp đỡ.
Trầm cảm rất phổ biến, và người bị trầm cảm dạng nhẹ nhất nếu được chữa trị và hỗ trợ đúng thì vẫn có thể sống khỏe mạnh và năng động. Trường hợp nặng hơn có thể hủy hoại, thậm chí đe dọa đến sự sống, vì vậy bạn đừng chịu đựng một mình. Điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu và tìm sự giúp đỡ từ sớm, nên nói chuyện với người khác và gặp bác sĩ đa khoa để được hỗ trợ.
Nguồn: depressionalliance
Người dịch: Ngọc Anh
Pingback: Ví dụ điển hình và cách chữa trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) | Những tâm hồn đẹp
Reblogged this on hà mã vuông and commented:
mẹ mình cũng biết mình có vấn đề về tâm lý, thậm chí hồi đó còn nói là muốn thì cho mình đi bác sĩ để coi sao. nhưng m nghĩ là m vẫn trong mức m kiểm soát được. chỉ là dạo này có vẻ dạo này m hơi bị lấn át chút chút thôi. nhưng vẫn gọi là ổn.
ThíchThích
Không sao đâu bạn. Bạn có thể tập yoga hoặc đi dạo, mua thuốc bổ tổng hợp về uống nhé. Sẽ đỡ rất nhiều cho việc bạn bị căng thẳng đó 🙂
ThíchThích
cảm ơn bạn, mình có duy trì việc tập thể dục kèm yoga, các hoạt động vui chơi giải trí bất kể mọi thứ luôn hì
ThíchThích
Dear bạn,
Mình có những biểu hiện mà bạn liệt kê trên đây, nhưng mình không biết phải làm thế nào? Mình luôn nghĩ, cố gắng chịu đựng một mình, rồi mọi chuyện sẽ qua, rồi mọi thứ sẽ ổn. Mình sợ khi mình nói với người thân hay bạn bè, mọi người sẽ trở nên quan tâm quá mức với mình, mình sẽ càng không thể chịu nổi!
Bạn có thể cho mình một lời khuyên không?
Cảm ơn bạn, cảm ơn bạn đã dành thời gian dich bài viết!
ThíchThích
Chào bạn thân mến,
Có vấn đề gì, bạn có thể comment ở đây luôn hoặc gửi mail về counselling@beautifulmindvn.com giùm tụi mình nhé. Cho mình hỏi năm nay bạn bao nhiêu tuổi và bạn có những triệu chứng đó bao lâu rồi? Bạn đã từng rạch tay hay đã từng thử tự tử chưa (không phải là nghĩ tới nhé mà thử ấy).
Mong tin bạn,
KLinh
ThíchThích
Pingback: Bạo hành về mặt tâm lý trong quan hệ tình cảm (Mental abuse) – một số biểu hiện cơ bản | Những tâm hồn đẹp
có 15 triệu chứng thì tớ có hết 14 cái rồi…
ThíchThích
Pingback: ‘Bạn không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không tồn tại’ – Nina Diep Tran
Reblogged this on Tran Thu.
ThíchThích