Hoảng loạn Tự phát (Spontaneous Panic) – Định nghĩa và Cách ứng phó

Được viết bởi Giáo sư Kevin Gournay, MPhil (Master of Philosophy – Thạc sĩ Triết học), PhD (Doctor of Philosophy – Tiến sĩ Triết học), CPsychol (Chartered Psychologist – Nhà tâm lý học Điều lệ), AFBPsS (Associate Fellow of the British Psychological Society– Phó Uỷ viên Hiệp hội Tâm lý học Anh quốc).

So với dân số nói chung, phần lớn những người mắc chứng lo âu (anxiety) đơn giản chỉ cảnh giác và dễ bị khuấy động hơn. Các quá trình hoá học xảy ra trong não bộ, nền tảng của chứng lo âu, rất phức tạp, nhưng về bản chất, chúng đưa cơ thể đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu tối ưu. Cơ thể tự động đi đến trạng thái căng thẳng này mà không bị tác động bất cứ một nguyên nhân hợp lý nào từ bên ngoài, đây cũng là một cách giải thích về chứng lo âu. Đối với nhiều người mắc chứng lo âu, thường sẽ có một tín hiệu đơn giản kích hoạt cơn hoảng loạn (panic attack). Đó có thể là việc nhìn thấy một con nhện, suy nghĩ về việc phải đi mua sắm hay phải nói chuyện với một đám đông. Những cơn lo âu như vậy có thể được chế ngự bằng cách tiếp cận đặt vào tình thế dễ gây căng thẳng, cách này đã được chỉ ra là có hiệu quả đặc biệt. Do vậy, từ từ đối mặt với nỗi sợ của bản thân và bắt đầu chỉ tránh những tình huống với mức độ căng thẳng khó chịu tăng dần, có thể cố gắng thêm một chút, thử thay đổi cách suy nghĩ về những tình huống này, cuối cùng điều đó sẽ khiến cơ thể trở nên quen và không sản sinh trạng thái dễ bị khuấy động nữa.

Tuy nhiên, một số cá nhân mắc chứng lo âu dường như lại trải nghiệm nhiều đợt khuấy động dữ dội mà không có bất kỳ lý do rõ ràng gì. Tôi đã bắt gặp một số lượng rất lớn những bệnh nhân trở nên cực kỳ căng thẳng về mặt sinh lý học, từ đó phát triển thành trạng thái lo âu thường trực, mặc dù không có căn nguyên đặc biệt nào của căng thẳng trong cuộc sống của họ. Có lẽ những cá nhân này có xu hướng sản sinh ra Adrenalin (nội tiết tố căng thẳng) nhiều hơn người khác và vì một số lý do, hệ thống cơ thể họ dễ bị tấn công bởi những cơn hoảng loạn tự phát hơn. Một nhóm khác cũng có xu hướng mắc các cơn hoảng loạn tự phát là những người phải va chạm nhiều lần với một nỗi ám ảnh hay sợ hãi đặc biệt nào đó. Trường hợp gặp nhiều đợt lo âu căng thẳng lặp đi lặp lại có ảnh hưởng tổng quát như thế này, sau một thời gian, cơ thể sẽ sản sinh ra, cuộn lên những đợt adrenalin mà không cần bất kỳ lý do rõ ràng gì.

Vậy bây giờ nên làm gì?

Để bắt đầu, cá nhân đó cần phải xem xét những yếu tố đơn giản dễ khiến người bệnh mắc các cơn hoảng loạn. Bị đói lả hay mệt mỏi kiệt sức cũng là nguyên nhân thường thấy, và tương tự, chỉ cần ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc đã là phương pháp điều trị rồi.

Một số người cũng thuật lại rằng họ có xu hướng bị tấn công bởi những cơn hoảng loạn rõ ràng là tự phát này sau khi dung nạp đồ uống có cồn vào ngày hôm trước. Sự liên đới này đã được biết đến một thời gian, nhưng điều này càng làm rõ hơn giả thiết rằng một số lượng lớn những người mắc chứng lo âu có thể phát sinh các cơn hoảng loạn do phản ứng với đồ uống có cồn. Càng gần đây tôi thấy rất nhiều bệnh nhân mắc phải những cơn hoảng loạn tự phát như hậu quả của việc sử dụng các loại thuốc cấm như cần sa (marijuana) hay thuốc lắc (ecstasy). Trong nhiều ca mới đây tôi đã thấy một số lượng đáng lo ngại những người trẻ mắc phải tình trạng nghiêm trọng nhất của chứng Rối loạn Hoảng sợ (Panic disorder) sau khi dùng dù chỉ một liều duy nhất của các loại thuốc này.

Morning Meditation by Chris Burkard

Đôi khi, bản chất của những cơn hoảng loạn tự phát lại không hoàn toàn là tự phát. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đôi lúc cảm giác khuấy động xảy ra khi một cá nhân nổi giận có thể bị hiểu nhầm thành căng thẳng lo âu, và nhiều khi một cơn hoảng loạn thực chất lại có thể là cảm giác tức giận, chỉ là chúng bộc lộ muộn hơn, sau khi sự kiện chính gây ra vấn đề đã kết thúc. Và đôi khi, không rõ ràng bằng, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra căng thẳng lo âu.

Ví dụ, một bệnh nhân của tôi gần đây phát chứng hoảng loạn tự phát dù trước đó dường như đã phục hồi rất tốt khỏi chứng Sợ khoảng rộng (Agrophobia). Tôi đã yêu cầu cô ấy giữ một cuốn nhật ký và cuối cùng chúng tôi đã tách ra được căn nguyên của những cơn hoảng loạn “tự phát” này. Gần đây cô đã nhận một công việc mới và trong nhiều năm trời, đây là lần đầu tiên cô có thể thật sự thấy thoải mái khi đi bằng phương tiện công cộng đến chỗ làm. Tuy nhiên trên lộ trình chuyến xe buýt của cô có một tiệm dịch vụ tang lễ. Vì thế hằng ngày mỗi lần đi làm qua cửa tiệm, cô đều liếc nhìn nó, và điều này đã khởi phát trong cô một nỗi sợ thường trực đối với cái chết, mà cụ thể là với bệnh ung thư (cô đã mất đi bốn người thân vì căn bệnh này từ thời niên thiếu). Như vậy, rõ ràng là những cơn hoảng loạn “tự phát” của cô gái trẻ này, kỳ thực cũng không tự phát đến vậy, và hiện giờ cô đang trong quá trình điều trị nỗi sỡ hãi ám ảnh thường trực của mình.

Tuy nhiên, một số cơn hoảng loạn vẫn có bản chất thật là tự phát. Việc đầu tiên bạn cần làm là giữ một quyển nhật ký và ghi lại lịch trình của những cơn hoảng loạn, nếu có thể, cố gắng ghi chú lại những điều xảy ra trước đó để có thể tách biệt được nguyên nhân. Tiếp theo, giữ một cuốn sổ ghi chú những thực phẩm hay đồ uống bạn dung nạp vào người. Ở một số trường hợp, cơn hoảng loạn có thể bị kích hoạt sau khi dùng đồ uống có cồn (như đã nói ở trên) hay một lượng lớn cà phê đen đặc. Nếu việc ghi lại nhật ký không giúp tìm ra được nguyên nhân, hãy nghĩ đến những cách từ từ giảm dần “mức độ khuấy động” cơ bản của bạn. Và mặc dù những luyện tập thư giãn hay Yoga có thể giúp được phần nào, bạn cũng nên xem xét việc thêm vào công việc hằng ngày của mình những bài tập thể lực bài bản theo hệ thống. Đã có rất nhiều những bằng chứng chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên, ít nhất 20 phút một lần, 3 lần một tuần, có thể giảm bớt trạng thái khuấy động cao. Bạn cũng nên xem xét cách thở của mình và để ý xem mình có bị mắc chứng tăng thông khí không. Có thể bạn đang thở dốc quá nhanh và hết sức, một số dấu hiệu báo trước là cảm giác rần rần như kim châm, hay ngáp vặt và thở dài, cảm thấy uể oải mệt mỏi hoặc thường xuyên bị chuột rút. Phương pháp điều trị cho chứng bệnh này là tập thở chậm, nhưng không sâu, thở từ cơ hoành.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng hoảng loạn không thể thật sự làm hại bạn. Và rõ ràng vì thế một cá nhân cần nhìn nhận cách mình nghĩ về những cơn hoảng loạn và xem xét liệu bản thân đang có lối suy nghĩ tiêu cực theo chiều hướng tệ nhất hay không. Từ đó, ví dụ khi bị tấn công bởi một cơn hoảng loạn, bạn hay nghĩ rằng mình sẽ lên cơn đau tim hay đột quỵ mà chết mất, điều đó nên được điều trị như một suy nghĩ phi lý, và bạn nên tập ghi lại những suy nghĩ kiểu như vậy của mình và phản bác lại chúng với những câu trả lời hợp lý. Từ đó, tiếp tục như vậy, bạn nên nghĩ đến tất cả những cách có lý để cân nhắc tình huống. Trong trường hợp những người nghĩ rằng tim mình sẽ ngừng đập mất, họ có thể đáp trả bằng cách tự lặp lại với bản thân rằng, sự căng thẳng lo âu đang đặt cơ thể mình vào trạng thái chuẩn bị sẵn sàng tối ưu nhất, và trong quá trình căng thẳng tăng lên, các cơ tim của mình vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Hoặc cá nhân đó cũng có thể tự nói với mình rằng, tôi đã trải qua những cơn hoảng loạn này nhiều lần rồi, và tôi cũng đã từng có suy nghĩ y hệt như thế này rồi, mà tới tận bây giờ tôi vẫn sống tốt đấy thôi! Những phương pháp tự giúp bản thân đơn giản này thường có thể rất hiệu quả, tuy nhiên, nếu những vấn đề về hoảng loạn tự phát và lối suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực thảm hoạ không có phản ứng tiến triển gì với các chiến lược tự giúp đỡ bản thân đã nêu trên, bạn nên cân nhắc yêu cầu được chuyển đến một bác sĩ tâm lý trị liệu chuyên về liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behaviour Therapy – CBT) phù hợp.

Đối với một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể khá hiệu quả, tuy nhiên, dù đó không hẳn là phương sách cuối cùng, tôi chắc chắn sẽ không cân nhắc việc kê đơn cho đến khi người bệnh biểu hiện rõ là có đề kháng lại với các biện pháp tự giúp bản thân, và sự can thiệp chuyên nghiệp của liệu pháp nhận thức hành vi tỏ ra không có hiệu quả. Chúng tôi cũng rất muốn nghe từ bất kỳ bạn nào đã tự phát triển được những chiến lược của riêng mình để đối phó với cơn hoảng loạn tự phát. Tôi cũng muốn nhắc lại, các bạn có thể gửi câu hỏi liên quan đến tâm lý và sức khỏe tâm lý bằng cách post câu hỏi vào nhóm hỗ trợ https://www.facebook.com/groups/1542209466081640/ hoặc comment trực tiếp trên trang web beautifulmindvn.com.

Nguồn: http://www.nomorepanic.co.uk/articles/panicattack

Dịch và tổng hợp: Leng Keng

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s