Chán nản, buồn bã sau kỳ nghỉ lễ: Vì sao tâm trạng bạn lại trở nên tồi tệ sau khoảng thời gian đẹp nhất trong năm?

Dẫu cho có nhiều người sợ hãi việc phải gặp gia đình vào dịp nghỉ đông và họ không muốn tận hưởng việc mua quà Giáng sinh hay sự lạnh lẽo của tiết trời, những người khác lại cảm thấy chán nản hơn sau những kì nghỉ đã trôi qua với việc phải trở lại với những thói quen thường nhật, bên cạnh những ám ảnh thường ngày khác.  Những điều trên được biết đến với tên gọi triệu chứng chán nản sau kì nghỉ (post-holiday depression – PHD). Điều này có thể bắt đầu sau kì nghỉ Giáng sinh hoặc các dịp nghỉ lễ tương tự và/hoặc sau ngày đầu năm mới, phụ thuộc vào thời điểm mà người đó ăn mừng.

Nguyên nhân của chứng PHD, theo psychcentral.com là do “Các kì vọng không được đáp ứng, những quyết định thiếu thực tế, và sự gợi lại của cảm giác cô đơn và xúc cảm tội lỗi khi quá nuông chiều bản thân”. Ví dụ như khi một người nào đó cố gắng để tặng tất cả bạn bè và gia đình mình những món quà nhưng lại không làm được. Hoặc có thể là một người khác đã tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc mua quà cho mọi người để rồi họ mắc nợ những khoản tiền lớn. Một người khác cố gắng để giảm 4 cân sau Giáng sinh, lễ Tết nhưng lại không thể có động lực. Tuy nhiên sẽ có những người phải quay trở lại một tình huống khác, giả dụ như là họ phải cách xa khỏi những người thân yêu trong gia đình. Những điều này đều có thể xảy ra và chúng không hề khiến tinh thần bạn được nâng đỡ, điều mà có thể dẫn tới trầm cảm ở một số người.

16466727_1291835684195800_659063586_o

 

Tác giả của bài báo cho rằng chúng ta nên coi những ngày nghỉ lễ không khác gì so với những ngày khác trong năm. Chỉ vì đó là ngày Giáng sinh, lễ Tết, Hanukkah hoặc những ngày nghỉ lễ khác, không có nghĩa rằng mọi người đều phải giả vờ là mình vui vẻ hào hứng trong khi họ thật sự không thấy vậy. Bản thân điều này có thể làm người ta chán nản buồn bã thêm nhiều rồi.

Thông thường thì PHD chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Nếu như sự chán nản kéo dài hơn, nó có thể được phân loại như một dạng “nghiêm trọng” hơn của chứng trầm cảm, dẫu cho tất cả các loại trầm cảm đều cần được quan tâm cẩn thận. Theo như một tiêu đề trên Suite 101, PHD được coi như là một dạng suy giảm tinh thần (mental distress) hơn là một rối loạn về tâm lý (mental disorder), bởi nó chỉ xảy ra thoáng qua và tạo ra ảnh hưởng nhỏ lên những người có triệu chứng ấy.

Ý tưởng cho rằng triệu chứng PHD chỉ xảy ra ngắn ngủi có thể được tìm thấy trong một bài báo từ trang PennLive.com. Bài viết so sánh trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder – SAD) với PHD, nói rằng: “SAD không phải là chứng chán nản sau kì nghỉ mà mọi người thường gặp phải vào tháng Giêng hoặc sốt cabin (cabin fever) khi phải ở trong nhà quá lâu vào những ngày ngắn hơn khi thời tiết khắc nghiệt”.

Các triệu chứng của PHD cũng giống như bất kì một loại trầm cảm nào, mặc dù đương nhiên là chúng ít nghiêm trọng hơn bởi những lí do khác nhau. Theo như trung tâm y khoa của Đại học Maryland, một vài triệu chứng của PHD là đau đầu, khó ngủ hoặc ngủ quên, trọng lượng và khẩu vị khác nhau, cảm thấy kích động, khó chịu hoặc lo lắng hơn so với những người khác.

 

Ở trong một tờ tài liệu trên trang web Sức khoẻ tâm thần Mỹ, những người mắc PHD thường được nhận sự công nhận mặc dù chứng trầm cảm trong kì nghỉ lễ và SAD được tập trung nhiều hơn. Nguyên nhân PHD được cho là bởi “sự thất vọng trong những tháng trước hoà lẫn với sự mệt mỏi và căng thẳng quá mức”.

Những đề cập trên trang blog Psychology Today nhắc tới việc chúng ta mắc nhiều bệnh hơn sau những ngày nghỉ, điều mà có thể dẫn tới căng thẳng và “hiệu ứng thất vọng”. Hiệu ứng này được miêu tả như “một tình trạng mà mức năng lượng hoặc mức hưng phấn trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm nhanh chóng của cấp độ hưng phấn ấy trong cơ thể”. Sự căng thẳng và những cảm xúc vui vẻ sau những kì nghỉ (ít nhất là đối với vài người) có thể khiến một người trở nên suy kiệt về mặt thể chất sau khi những cảm xúc thoải mái, tự do trong kì nghỉ đã kết thúc.  Có lẽ, cả thân thể lẫn trí óc đều có thể ốm yếu, theo khía cạnh nào đó, sau những kỳ nghỉ lễ.

Dịch: Bống, Khánh Linh

Ảnh: Hải

Nguồn:

http://psychcentral.com/lib/2006/wrung-out-by-ringing-in-the-holidays-dealing-with-post-holiday-blues/

http://depressiongrief.suite101.com/article.cfm/understanding_postholiday_depression

http://www.nmha.org/index.cfm?objectid=c7df954d-1372-4d20-c80ed0a7ab69d250

http://www.psychologytoday.com/blog/5-cents-the-doctor-is-in/200912/when-the-good-times-make-us-sick-avoiding-post-holiday-illness-

http://www.pennlive.com/bodyandmind/index.ssf/2009/12/it_might_be_more_than_just_the.htmlhttp://www.umm.edu/mentalhealth/holsymps.htm

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Chán nản, buồn bã sau kỳ nghỉ lễ: Vì sao tâm trạng bạn lại trở nên tồi tệ sau khoảng thời gian đẹp nhất trong năm?

  1. Bạn ui, mình đang tìm hiểu, rốt cuộc nguyên nhân cho *tình trạng hiện tại* của mình là gì, mình tra cứu rất nhiều thông tin trên mạng, đều cảm thấy chưa đúng, cho đến khi đọc bài viết này, mình thấy nó giống mình quá – có lẽ dùng từ Mental Distress để miêu tả mình sẽ đúng hơn là PHD vì mình không có hậu kỳ nghỉ nào cả. Những cảm giác trong bài viết đúng là những gì mình trải qua, và đã được một thời gian rồi: “Các kì vọng không được đáp ứng, những quyết định thiếu thực tế, và sự gợi lại của cảm giác cô đơn và xúc cảm tội lỗi khi quá nuông chiều bản thân”, “sự thất vọng trong những tháng trước hoà lẫn với sự mệt mỏi và căng thẳng quá mức”, “một tình trạng mà mức năng lượng hoặc mức hưng phấn trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm nhanh chóng của cấp độ hưng phấn ấy trong cơ thể”. Mình muốn hỏi là, với tình trạng này, thì bản thân có thể làm cách nào để khá hơn ạ? Mình cảm ơn Beautiful Mind VN nhiều.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s