
Ảnh: Dahlia Nguyen
BMVN đã thành lập được hai năm và hoạt động của nhóm xoay quanh việc cung cấp sơ cứu tâm lý, tham vấn ngang hàng (peer-counselling) và trợ giúp miễn phí trong khả năng cho những bạn gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý. Tuy nhiên sau một thời gian dài hoạt động, nhóm nhận thấy có nhiều bạn dường như chưa hiểu lắm về mô hình hoạt động của nhóm và vì thế bài viết này ra đời nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Sơ cứu tâm lý là gì?
Theo WHO, sơ cứu tâm lý là sự trợ giúp nhân đạo tới những người đang gặp khó khăn, đau đớn hoặc cần sự giúp đỡ. Sơ cứu tâm lý bao gồm những yếu tố sau:
– Cung cấp chăm sóc và giúp đỡ thực tiễn nhưng không xâm nhập vào đời tư của người cần được giúp đỡ.
– Đánh giá mối quan tâm và nhu cầu của họ, giúp người gặp nạn đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất ví dụ như thức ăn, nước uống, và thông tin.
– Lắng nghe nhưng không gây áp lực lên người bị nạn, an ủi và giúp đỡ họ bình tĩnh lại.
– Giúp người bị nạn kết nối thông tin, phục vụ và trợ giúp xã hội.
– Giúp người bị nạn tránh khỏi những tổn thương sau này.
Tuy nhiên, sơ cứu tâm lý không phải là tư vấn chuyên nghiệp và không chỉ có chuyên gia mới thực hiện sơ cứu tâm lý. Sơ cứu tâm lý thường bao gồm việc có mặt và lắng nghe câu chuyện của người bị nạn nhưng không tạo áp lực bắt buộc họ phải về cảm xúc hay phản ứng của họ.
- Mô hình sơ cứu tâm lý của BMVN
BMVN áp dụng mô hình RAPID do trung tâm dự chuẩn sức khỏe cộng đồng của trường đại học Johns Hopkins sáng lập (The Johns Hopkins Center for Public Health Preparedness) và hướng dẫn từ tổ chức y tế thế giới (1).
Mô hình RAPID đã được nghiên cứu và chứng minh có tính áp dụng cao trong việc đáp ứng được nhu cầu dâng cao về mặt sức khỏe tâm lý sau mỗi thảm hoạ xảy ra. Can thiệp khủng hoảng tâm lý có thể tăng nhận thức về khả năng phục hồi cá nhân cũng như cả cộng đồng (2).
Mô hình này tạo thành từ những yếu tố sau
- R: reflective listening – lắng nghe và thấu hiểu. Mục đích của việc này là tạo dựng mối quan hệ giữa hai bên và khiến người bị nạn cảm nhận được rằng họ đang được lắng nghe và thấu hiểu. Thấu hiểu thường tạo nên sự tin tưởng và tin tưởng dẫn đến người bị nạn lắng nghe và làm theo lời trợ giúp.
- A: assessment – đánh giá. Đánh giá nhu cầu thể chất và tâm lý cơ bản (của người bị nạn). Ví dụ như người bị nạn có nơi ẩn trú an toàn, và có đủ nhu yếu phẩm thường ngày không. Những thông tin này thường được thu thập từ câu chuyện của người bị nạn.
- P: priotization – ưu tiên. Khi nhiều người gặp nạn thì người làm sơ cứu tâm lý sẽ tiếp cận và giúp đỡ người nào trước? Đây cũng là vấn đề mà nhóm nghĩ có nhiều bạn còn chưa rõ. Điển hình là trong các bài viết kêu gọi bình đẳng giới và mô tả những bất công mà nữ giới đang chịu thì có nhiều bạn vào hỏi “vậy còn nam giới thì sao?” hay khi có một sự kiện bắt nạt qua mạng xảy ra và nhóm lên tiếng bảo vệ nạn nhân thì lên án hành vi bắt nạt thì có một số bạn quy chụp rằng page đang công kích bên còn lại và hỏi page “vậy bên còn lại thì sao?”
Sơ cứu tâm lý ưu tiên và tập trung sự chú ý vào những người cần sự giúp đỡ khẩn cấp, nhấn mạnh vào khả năng hoạt động cơ bản với câu hỏi “một người đang trong tình trạng nguy cập có thể làm những gi anh/cô ta cần làm hay không?”. Bao gồm hai phương thức hoạt động chung với nhau:
- Ưu tiên dựa trên bằng chứng: khi một người đánh mất khả năng nhận thức (không thể nhớ được, không thể giải quyết ván đề…) mất khả năng hiểu được hậu quả của hành vi.
-Có thôi thúc bốc đồng muốn tự hại bản thân, tuyệt vọng, mất định hướng tương lai.
-Mất khả năng thực hiện những hoạt động cần thiết chăm sóc bản thân, cho người khác, vệ sinh cá nhân, làm việc…
- Ưu tiên dựa trên mối nguy cơ: Người bị nạn có nhìn thấy thi thể, hay có nghĩ rằng mình sẽ chết không? (Death), người bị nạn có bị tách rời ra khỏi người thân hay có nơi để ở không (dislocation)
Ưu tiên dựa trên mối nguy cơ luôn đi kèm với đánh giá dựa trên bằng chứng.
Vậy nên khi có nhiều đối tượng, nhóm sẽ đánh giá và ưu tiên tập trung chăm sóc và trợ giúp đến đối tượng nào cần sự giúp đỡ nhất trước mắt.
- I: intervention – can thiệp. Can thiệp khẩn cấp bao gồm chăm sóc, giúp đỡ nhu cầu cơ bản nhất cho người bị nạn (như thức ăn, nơi ở…), làm dịu bớt các chấn thương, đau buồn tâm lý (psychological distress), và nếu có thể, giúp người bị nạn khôi phục lại khả năng hoạt động cơ bản.
Điều quan trọng nhất trong can thiệp chính là giúp người bị nạn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản và sau đó mới làm dịu bớt các chấn thương, đau buồn tâm lý.
Có hai kiểu can thiệp, dành cho người tâm lý không ổn định (hoảng loạn, sợ hãi, có ý định tự tử) và dành cho người tâm lý tạm ổn định, bồi dưỡng khả năng hoạt động bình thường lại.
- D: Disposition – sắp xếp và theo dõi. Nếu người bị nạn có vẻ có thể tự chăm sóc bản thân và hoàn thành trách nhiệm của mình thì sự can thiệp có thể dừng ở đây. Nhóm sẽ liên lạc với người bị nạn để theo dõi trong thời điểm thích hợp.
Đôi lúc theo dõi lần 2 (second follow –up) có thể có ích.
Tuy nhiên, nếu cần phải theo dõi lần 3 thì nhóm sẽ cân nhắc giúp đỡ người bị nạn tìm kiếm chăm sóc sức khỏe ở mức độ cao hơn (gặp chuyên gia, khám bác sĩ, tư vấn tâm lý…)
Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có nhìn nhận đúng hơn về mô hình sơ cứu tâm lý của nhóm và phương thức làm việc để tránh những hiểu lầm không đáng có sau này.
Dịch và viết: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Tham Khảo:
(1) http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/44615/1/9789241548205_eng.pdf
nhóm đã hoạt động ở đâu và giúp được bao nhiêu người rồi?
ThíchThích
Chào bạn,
Nhóm hoạt động từ tháng 4.2015, cho đến hiện tại là tháng 12.2017, nhóm đã giúp đỡ được:
– Hơn 300 trường hợp gửi form trên web (sơ cứu tâm lý và tham vấn miễn phí qua web)
– Hơn 700 trường hợp gửi email (sơ cứu tâm lý và tham vấn miễn phí qua email)
– Gần 100 trường hợp giúp đỡ qua các kênh cá nhân của admin (facebook, email cá nhân, Skype)
– Group Serene Land của BMVN có hơn 15 nghìn thành viên và các admin cũng như các TNV vẫn tiếp tục sơ cứu tâm lý trên đó.
– Tổ chức tổng cộng 7 buổi workshop miễn phí về sức khoẻ tâm lý tại HN và TP. HCM
Thân mến,
KLinh
ThíchĐã thích bởi 1 người