Nên làm gì nếu một người thân của bạn mắc chứng Rối loạn Lo âu (Anxiety Disorder)
- Đừng vội quyết định làm mọi thứ mà bạn cho là họ cần. Hãy hỏi ý kiến họ trước.
- Hãy cho người đó biết trước những gì bạn muốn làm. Đừng làm họ bị bất ngờ.
- Hãy để cá nhân đang phải trải qua chứng rối loạn tiến hành điều trị và phục hồi theo nhịp độ riêng của họ.
- Hãy tìm ra mặt tích cực trong mọi trải nghiệm. Nếu người bệnh chỉ có thể đi được nửa đường đến một mục tiêu cụ thể nào đó, ví dụ như một rạp chiếu phim hay một bữa tiệc, xem xét đó như một thành tựu hơn là một thất bại. Khen ngợi tất cả các nỗ lực phục hồi, thậm chí nếu người đó không đạt được mọi mục tiêu.
- Nhưng cũng đừng cổ xúy việc trốn chạy: hãy thương lượng với người mắc chứng rối loạn hoảng sợ để dấn thêm một bước khi người đó muốn né tránh một chuyện gì đó.
- Đừng hy sinh cuộc sống riêng của chính bạn và tự tạo nên bất mãn.
- Đừng hoảng lên theo khi người mắc chứng rối loạn bị hoảng sợ.
- Hãy nhớ rằng sẽ không sao đâu nếu bản thân bạn cũng bồn chồn – quan tâm và thậm chí là lo lắng cho người mắc chứng rối loạn là lẽ tự nhiên thôi.
- Hãy kiên nhẫn và ủng hộ họ, nhưng đừng bằng lòng với tình trạng người bệnh vĩnh viễn bị trói buộc bởi các triệu chứng rối loạn. Hãy chấp nhận tình hình hiện tại, nhưng biết rằng nó sẽ không kéo dài mãi mãi.
- Và đừng quên chăm sóc cho bản thân mình.
Sẽ rất có ích với người đang phải trải qua chứng rối loạn lo âu hay rối loạn hoảng sợ nếu bạn nói những điều sau:
- “Bạn có thể vượt qua điều này.”
- “Mình tự hào về bạn. Bạn đang làm tốt lắm.”
- “Hãy nói cho mình biết bây giờ bạn cần gì.”
- “Tập trung vào nhịp thở của bạn nào. Hít vào thật chậm và thở ra từ từ thôi. Làm theo mình này. Ở đây với mình.”
- “Không phải nơi này làm bạn khó chịu đâu; chỉ là suy nghĩ của bạn thôi.”
- “Những gì bạn đang cảm thấy rất đau đớn và đáng sợ, nhưng chúng không hề nguy hiểm.”
- “Bạn thật sự rất dũng cảm.”
- “Nghe này, cơn hoảng loạn chỉ kéo dài nhiều nhất là 20 phút thôi. Sắp kết thúc rồi. Bạn sẽ ổn thôi.”
Tuyệt đối KHÔNG nói những điều sau:
- “Thư giãn tí đi. Bình tĩnh lại đi. Tự chủ lại đi. Làm gì mà căng thế?”
- “Đừng có hoảng lên nữa.”
- “Để xem bạn có làm được cái này không nào” (ví dụ ép người mắc cơn hoảng loạn hay chứng lo âu phải làm một thử nghiệm mà chắc chắn họ sẽ rất hoảng sợ khi làm).
- “Bạn có thể chống lại nó mà.”
- “Chúng ta nên làm gì tiếp đây.”
- “Đừng có lố bịch/dở hơi/… như thế nữa. Bạn có bị làm sao không thế?”
- “Bạn phải ở lại đây. Đừng có hèn nhát như thế.”
Bản quyền
© Chuyển thể từ Sally Winston, D.Psy. (Doctor of Psychology – Tiến sĩ Tâm lý học),
Viện Maryland về các chứng Rối loạn Lo âu và Căng thẳng, Towson,
MD (Doctor of Medicine – Bác sĩ Y khoa) năm 1992
Sally Winston, D.Psy (Doctor of Psychology – Tiến sĩ Tâm lý học)
Nếu một người bạn quen bị mắc một Cơn hoảng loạn (panic attack), người đó sẽ có thể trở nên cực kỳ bồn chồn lo sợ và không thể nghĩ rõ ràng được. Bạn có thể giúp người ấy bằng cách làm những điều sau:
- Ở bên họ, đừng hoảng theo họ, hãy giữ bình tĩnh.
- Nếu họ thường phải dùng thuốc khi gặp cơn hoảng loạn, giúp họ uống thuốc.
- Nhẹ nhàng di chuyển người đó đến một chỗ yên tĩnh hơn, đừng vội hành động, hãy nói với họ về việc bạn định làm.
- Đừng vội quyết định làm mọi thứ mà bạn cho là họ cần. Hãy hỏi ý kiến họ trước.
- Nói với người đó bằng những câu ngắn và đơn giản.
- Hãy cho người đó biết trước những gì bạn muốn làm. Đừng làm họ bị bất ngờ.
- Giúp người đó tập trung bằng cách yêu cầu họ lặp lại một nhiệm vụ đơn giản, gây mệt về thể chất như vươn tay qua đầu. Đừng cố giúp họ xao nhãng bằng những câu hỏi phức tạp hay ngẫu hứng bất ngờ (ví dụ như đánh vần bảng chữ cái theo thứ tự ngược hay kể về ngày của bản thân), điều này sẽ chỉ càng làm nổi bật thực tế là học đang bị tấn công bởi một cơn hoảng loạn, do đó càng làm cho họ bị hoảng hơn.
- Giúp người đó làm giảm nhịp thở gấp của bản thân bằng cách thở với họ, cùng lúc đó chậm rãi đếm từ 1 đến 10.
- Hãy ở bên hỗ trợ và làm yên lòng họ. Sau một cơn hoảng loạn, người đó có thể cảm thấy xuống tinh thần, chán nản, giận dữ, không an tâm và sẽ có sự tự trọng cũng như tự đánh giá bản thân rất thấp. Giúp họ cảm thấy khá hơn về bản thân và cho họ biết bạn sẽ ở bên họ.
Bạn có thể đọc thêm ở mục trên để biết những điều nên và không nên nói với người đang phải trải qua một cơn hoảng loạn.
Để biết thêm những thông tin khác về cách ứng phó ngay lập tức, bạn có thể đọc thêm ở mục Gợi ý tự giúp bản thân trong bài Tóm tắt, các triệu chứng và cách ứng phó với cơn hoảng loạn (panic attack).
Bằng cách làm theo những hướng dẫn đơn giản trên, bạn có thể:
- Giảm bớt stress trong tình huống đang rất căng thẳng này.
- Ngăn tình trạng trở nên tồi đi.
- Giúp tình huống bối rối này được kiểm soát lại một chút.
Nguồn: https://myhealth.alberta.ca/health/pages/conditions.aspx?hwid=hw53602&
Tác giả: tổ chức Healthwise
Xét duyệt Y khoa: Anne C. Poinier, MD (Doctor of Medicine – Bác sĩ Y khoa) – Khoa nội & Lisa S. Weinstock, MD (Doctor of Medicine – Bác sĩ Y khoa) – Tâm thần học
Dịch và tổng hợp: Leng Keng
Pingback: Rối loạn lo âu - Tâm Lý Học Tội Phạm
Reblogged this on DQD_HRH's Blog.
ThíchThích