Đặc quyền

(Privilege – “Đặc quyền”, “đặc ân” trong tiếng Việt. )

Dừng một chút và suy nghĩ, bạn đang nắm giữ bao nhiêu đặc quyền trong xã hội này? Có bao nhiêu người có những đặc quyền tương tự? Quan trọng hơn hết, bạn đã đối xử với những người ít đặc quyền hơn mình như thế nào?

Mục đích của bài viết này là để tăng sự cảm thông, nhưng sẽ theo chiều hướng nhìn vào bản thân thay vì nhìn vào người khác. Tuy chín người mười ý, nhưng mình hy vọng bạn sẽ hiểu phần nào mục đích, và “ném đá” mình ít ít thôi.

Quay lại với đặc quyền. Mình có giới tính là nam. Da khá trắng. Nói tiếng Việt. Có tay, chân, mắt, mũi, miệng. Chỉ với một vài đặc tính cơ bản nhận được từ khi sinh ra, mình đã đặt bản thân lên trên rất nhiều người trong xã hội này.

Với giới tính là nam, xã hội Việt Nam tương đối dễ thở với mình. Mình có thể khá thoải mái khi muốn ăn nói “đao to búa lớn”, không phải lo bếp núc, không lo gia đình “gả” cho ai. Có người yêu đem về, quá lắm thì bị chê, chứ ít khi bị đuổi khỏi nhà. Đi hú hí với bạn gái cũng tự nhiên chán, chả ai quan tâm, thậm chí đi muộn cũng được. Mình mà ôm hôn một đứa con trai ở đường phố Việt Nam, không biết có được tự nhiên như thế không?

Ngoại hình là nam cũng rất tiện. Ngồi ngoài cửa ngắm phố, trời nóng cởi trần chả ai màng. Đi chỗ đông người, cũng thường chỉ lo tư trang chứ ít khi nào phải lo kẻ khác đụng chạm. Nhậu nhẹt với đám bạn, thấy bia thì uống chứ ít phải nghĩ sâu xa. Áo quần tuềnh toàng cũng được, ít ai đánh giá son phấn, ăn mặc.

Với làn da này, mình rất hiếm khi nghe ai bảo rằng mình “đen nhẻm”, hay “xấu xí”.

Mình có thể đi đứng, ăn uống, mà không gặp khó khăn hay phải trải qua đau đớn.

Với ngôn ngữ cha đẻ, mình có thể giao tiếp với khoảng 85% dân số trong xã hội Việt Nam này mà không cần phải học thêm một ngôn ngữ nào khác. Sử dụng tiếng Anh, mình đôi lúc có thể giao tiếp với cả một tầng lớp khác.

Với một gia đình có điều kiện, đặc quyền của mình không chỉ dừng lại ở những bữa ăn trong những nhà hàng sang trọng. Nó còn cho phép mình đến những nhà hàng ấy với quần cụt và dép kẹp, không sợ phật lòng ai, mà vẫn được nhân viên phục vụ chu đáo.

2-9-1006254649_back-print-women-privilege-is-when-you-think-something-is-not-a-problem-because-its-not-a-problem-to-you-personally

Đặc quyền của mình cho phép mình được quyền không quan tâm. Đặc quyền là khi bạn KHÔNG CẦN phải quan tâm.

Điều đáng sợ nhất là những đặc quyền được nhận một cách bẩm sinh. Chúng rất dễ dàng được xem là lẽ tự nhiên, vì chúng ta sinh ra và lớn lên với chúng. Chúng cho chúng ta lựa chọn để có thể phớt lờ đi những khó khăn mà bao người khác phải đương đầu. Có những đặc quyền khá dễ nhận ra, như vẻ đẹp hoặc tiền tài, nhưng cũng có những thứ như ngôn ngữ, hay dáng đi.

Chúng ta có thể thấy hằng ngày, khi cộng đồng LGBT+ xuống đường và đề biển “Gay pride”, ngay hôm sau cũng sẽ có một nhóm người tương tự, đề biển “Straight pride”, hoặc lên mạng khích bác nhóm LGBT+ rằng “Có gì mà đáng để tự hào”. Trong khi những người thuộc LGBT+ họ sẵn sàng đánh đổi những buổi diễu hành này lấy sự an toàn, được chấp nhận trong xã hội, và có những quyền con người cơ bản mà không cần phải quá vất vả để đạt được nó. Họ hoàn toàn không cần phải trưng biểu ngữ như vậy nếu như họ đã có những đặc ân như người dị tính. Hay như những người da đen bị bắn chết vô cớ, những khẩu hiệu “Black lives matter” (Tính mạng người da đen là quan trọng) – để rồi sau đó lại có những người nói rằng “All lives matter”; đúng, không sai, nhưng chỉ trên lý thuyết, còn thực tế thì không “lý tưởng” như vậy. Hoặc phong trào bình đẳng giới, khi nhiều người đấu tranh cho phụ nữ để được đi học, được trả lương đúng năng lực của mình, được bầu cử… thì vẫn sẽ có nhiều người đặt câu hỏi “What about men’s rights?” mà quên mất rằng, phụ nữ đã bị kìm hãm rất nhiều trong suốt sự phát triển của loài người. Một chút bình đẳng, một chút quyền lợi mới chỉ đến với họ chục năm gần đây mà thôi, và ở các nước châu Á, đa phần họ vẫn không được đối xử bình đẳng. Đó là lý do rất nhiều phụ nữ Nhật bắt đầu cuộc sống độc thân để không bị “ép” ở nhà sau khi lấy chồng, sinh con (Rất nhiều công ty ở Nhật sẵn sàng sa thải và đàn áp phụ nữ khi họ mang thai, nguồn:https://www.theguardian.com/…/japanese-women-suffer-widespr…).

Bài viết này nhằm mục đích đáp lại sự đả kích, trêu chọc vô ý từ những ai nắm giữ đặc quyền đến những con người không có quyền chọn lựa, từ những bình luận trên mạng cho đến những hành động ngày thường. Chúng ta có thể nhận ra rằng những gì cơ bản nhất chúng ta có, lại rất khó khăn cho người khác. Chúng ta có thể lựa chọn quan tâm để mang đến sự bình đẳng và công bằng, hoặc nhắm mắt và cho rằng đây là “cuộc sống”.

“Khi bạn đã quá quen với đặc ân, bình đẳng giống như sự đàn áp vậy”

(When You’re Accustomed To Privilege, Equality Feels Like Oppression) – Anonymous

Tác giả: Spec

Biên tập: KLinh

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Đặc quyền

  1. Pingback: Đặc quyền – reniworldblog

  2. Pingback: Những điều bác sĩ tâm lý đã không thể nói với tôi hay những gì bạn không biết về ám ảnh | Những tâm hồn đẹp

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s