Trong những ngày qua, mạng xã hội sôi sục, lo lắng chỉ vì một cá nhân thiếu ý thức mà ảnh hưởng lên cuộc sống, sinh hoạt và thậm chí là sức khỏe của rất nhiều người khác. Các hàng quán đã đóng cửa; trường học, công sở cũng phải tạm ngưng hoạt động vì diễn biến của dịch khi Nhà nước ta đã và đang làm rất tốt trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Kinh tế toàn cầu và cả trong nước đi xuống, nhiều cửa hàng, cửa hiệu phải tạm đóng cửa thậm chí sập tiệm. Những ngày cách li tại nhà ngày một dài ra, các y bác sĩ và nhân viên y tế đang phải chiến đấu và làm việc ngày đêm để theo dõi và bảo vệ nhân dân.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ mẹ của một admin nhóm hiện đang là bác sĩ, phụ trách về y tế dự phòng và cách li bệnh truyền nhiễm tại Quảng Ninh thì ngày hôm nay 7.3.2020, Quảng Ninh cũng đã cách li thành công 4 người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân nCoV thứ 17, cũng như khử trùng toàn bộ các địa điểm những người này hay lui tới. Vì vậy, mọi người hãy yên tâm vì các hoạt động đang được triển khai nhanh chóng, chính xác và gắt gao.

Source: @jessrachelsharp
Để cả tâm lý lẫn cơ thể khỏe mạnh, nhóm xin được tổng hợp và gợi ý các điều sau để chúng ta có thể chiến đấu với dịch bệnh một cách hiệu quả:
- Hạn chế tiếp xúc hay hội họp nơi đông người. Khi cần giao tiếp với ai đó, đứng cách xa ít nhất 2 mét để tránh những giọt bắn truyền virus có thể chạm vào cơ thể hoặc đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang chỉ khi bạn có các triệu chứng như hắt xì, sổ mũi, ho. Đeo khẩu trang với mục đích đầu tiên là bảo vệ cộng đồng xung quanh bạn, sau đó mới là để bảo vệ bản thân.
- Đeo và tháo dỡ khẩu trang đúng cách: dùng phần quai để lấy khẩu trang ra và tuyệt đối không chạm vào mặt trước của khẩu trang. Nếu lỡ chạm, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng và ngay lập tức khử trùng hoặc rửa tay.
- Hạn chế tối đa đi du lịch, đặc biệt là tới các nước có ổ dịch lớn.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.
- Ăn chín, uống sôi. Kiểm tra kĩ hạn sử dụng của đồ ăn thức uống trong nhà.
- Luôn mang theo nước/gel khử trùng, rửa tay khô. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là rửa tay kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Rửa 20 giây là khoảng thời gian lí tưởng nhất. Lưu ý rửa cả cổ tay, kẽ ngón tay, mặt trước bàn tay và cả kẽ móng tay. Link hướng dẫn rửa tay đúng cách tại đây
- KHÔNG MUA QUÁ NHIỀU HOẶC DỰ TRỮ QUÁ NHIỀU, hãy mua đủ dùng vì như thế tất cả mọi người sẽ đều có đủ nguồn cung. Không nên mua vì hoảng loạn (panic buy) hay đổ xô tới siêu thị vì những nơi đó sẽ khiến chúng ta có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
- Tự giác, trung thực khi khai báo hải quan về những nơi mình đã quá cảnh hoặc ở lại.
- Khi thấy có các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, khó thở… ngay lập tức hãy tới các bệnh viện để được xét nghiệm, cách li nếu cần. Hoặc gọi số 1900 32 28 để được trợ giúp và cung cấp thông tin.
- KHÔNG lan truyền tin giả, tin chưa xác thực để gây hoang mang cho chính mình và người xung quanh. Chỉ nên cập nhật tin tức ở các báo chính thống và các nguồn tin cậy.
- Tập thể dục tại nhà, chịu khó vận động để cơ thể được khỏe mạnh.
- Mở cửa thông thoáng vào ban ngày khi nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh để không khí được lưu thông và làm loãng mật độ của virus.
- Ăn nhiều rau và chịu khó uống đủ nước. Stay hydrate.
- Uống vitamin C cùng với Zinc để tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, tâm lý cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang tự cách li tại nhà, hay đang ở trong khu cách li, bạn có thể tham khảo những điều sau để có một tinh thần khỏe mạnh và lạc quan:
- Tâm sự, nói chuyện với bạn bè hoặc người thân qua mạng hoặc các trình chat như Messenger, Whatsapp, Zalo, Viber v.v… và động viên lẫn nhau.
- Hạn chế tranh cãi qua mạng vì đây là nhân tố gây stress lên hệ miễn dịch và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khi chúng ta tức giận. Adrenaline và cortisol tăng cao sẽ khiến cơ thể nhanh mệt mỏi.
- Giữ một cuốn nhật ký hoặc viết blog/note khi bạn cảm thấy có quá nhiều suy nghĩ, cảm xúc diễn ra trong đầu. Những bài viết này bạn có thể tùy ý chỉnh chế độ cho bạn bè xem hoặc chỉ để riêng tư. Việc viết ra được sẽ khiến đầu óc chúng ta thoải mái hơn.
- Có thể học các khóa học qua mạng. Những trang như Coursera, Udacity, Udemy, Skillshare hay edX đều là những nguồn rất tốt để chúng ta có thể tự trau dồi kiến thức mà không thấy nhàm chán. Skillshare còn dạy các kĩ năng về vẽ, thiết kế đồ họa hoặc làm các đồ handmade khá hay.
- Chơi các trò chơi miễn phí như Hearthstone hoặc Dota Underlords nếu bạn chỉ có thể mang điện thoại hoặc tablet theo người. Adorable Home cũng là một lựa chọn đáng yêu. Bạn có thể mua Nintendo Switch nếu bạn thực sự muốn đầu tư vào một máy chơi game cầm tay có nhiều tựa game hấp dẫn và có tên tuổi. Nintendo Switch có cửa hàng game trực tuyến, bạn có thể tải về nên bạn không nhất thiết phải mua đĩa game ở ngoài.
- Đọc sách trên Kindle hoặc ePub hay các trang chia sẻ truyện miễn phí.
- Tải các app như Calm, Headspace, Insight Timer hoặc Pacifica. Dành mỗi ngày ít nhất 5 phút để tập thở. Các bài tập thở bạn có thể vào mục Zen’s Garden để tham khảo.
- Mang theo một tập flashcard và viết vào đó những từ khóa ngắn về những gì bạn quan sát, cảm thấy hoặc chỉ đơn giản là ý tưởng nào đó mới hằng ngày. Viết càng ngắn càng cô đọng càng tốt.
- Mua hạt giống về trồng cây hoặc chăm sóc cây cảnh.
- Nếu bạn theo đạo, tiếp tục cầu nguyện và giữ vững đức tin của mình. Làm bất cứ thứ gì có thể khiến bạn cảm thấy yên tâm trong thời điểm này.
- Tin tưởng tuyệt đối vào những nỗ lực của mọi người xung quanh, đặc biệt là với những người ở tuyến đầu chống dịch.
- Tin tưởng bản thân rằng bạn sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
- Lưu lại những điều bạn muốn làm khi kết thúc dịch hoặc kết thúc cách li.
- Luôn nhớ rằng, bạn bè, người thân và những người bạn yêu quý sẽ luôn ở bên bạn và họ luôn quan tâm bạn rất nhiều.
Những điều trên đây tuy chắc chắn là không đầy đủ, nhưng nếu chúng ta nghe theo chỉ thị của Bộ Y Tế và đọc những nguồn tin chính thống, chúng ta sẽ được an toàn. Bạn nào có gợi ý hay tips gì thì hãy bổ sung dưới đây nhé! Chúc các bạn luôn khỏe.
Thân mến,
KLinh & BMVN.
Mình xin phép đăng lại bài này trên FB Hội Thích Đọc Sách. Xin cảm ơn các admin của beautifulmindvn 🙂
https://www.facebook.com/groups/sachmoi.net/
ThíchThích
Các bạn cứ repost thoải mái ạ, chỉ cần credit là được nha.
ThíchThích
Chào BMVN! Mình mới theo dõi địa chỉ này trong thời gian ngắn, nhưng nhận thấy chất lượng bài viết cao và lý giải được nhiều khúc mắc. Mình đang muốn đi tìm một địa chỉ để uống thuốc chữa trầm cảm (loại nhẹ), nhưng không đủ tin tưởng các nơi trên Google. Không biết BMVN có thể tư vấn giúp mình địa chỉ nào ở Hà nội, mà đáng tin cậy trong việc cấp thuốc hay không? Vì theo mình hiểu thì thuốc trị trầm cảm nếu ko đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ, hiệu quả còn kém đi. Bản thân mình có thể tự cân bằng tâm lý sau các biến cố khá tốt, điều khổ sở nhất là hiện tại không có niềm vui hay động lực nào để sống một cách hạnh phúc như xưa. Trân trọng cảm ơn !
ThíchThích
Chào bạn,
Để mua thuốc thì chỉ có thể đi khám bác sĩ bạn ạ. Dưới đây là danh sách một số chỗ mình nghĩ là có thể tin tưởng được. Tuy nhiên, bên mình không chịu trách nhiệm về việc nếu người khám đi điều trị ở những địa chỉ này không phù hợp, bởi tùy bạn mà sẽ phù hợp/không phù hợp với phác đồ đó hay không.
Hà Nội
Tư vấn:
1. Tiếng Việt
Ngàn phố tâm lý (http://www.tamlynganpho.com/)
Dịch vụ tư vấn ban ngày Mai Hương (http://www.maihuong.gov.vn/m/tam-than-nguoi-lon/dich-vu-tu-van-tam-ly.html
Trung tâm tư vấn tâm lý SHARE https://tuvantamly.com.vn/
2. Tiếng Anh
Crosspoint (http://crosspoint.vn) ở Tây Hồ
Family Medical Practice (http://www.vietnammedicalpractice.com) ở Kim Mã – Các counsellor người nước ngoài ở HN qua trang http://hanoicounselingpsychology.com (nhưng đôi lúc họ không available vì họ ko ở HN)
Điều trị bằng thuốc:
Bệnh viện Việt Pháp HN
Bệnh viện tâm thần HN
Viện sức khỏe tâm thần
VINMEC
Bệnh viện Hồng Ngọc
Một số địa chỉ khác:
+ BS Nguyễn Vân Phi
Thứ 2,4,5,6: Bệnh Viện Lão khoa Trung Ương.
Thứ 3: phòng G13- bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Số điện thoại: 0983.956.660
Lưu ý: gọi sau 9h sáng và trước 10h đêm trừ trường họp cực kì cần kíp. Hoặc cũng có thể nhắn tin, bác sĩ sẽ gọi lại. Nếu bạn nào ở xa bác sĩ sẽ hướng dẫn đi khám
+ Bác sĩ Dương Minh Tâm
Đại học Y Hà Nội
Cơ quan: M3 nhà T6 VSKTT – Bệnh Viện Bạch Mai
Phòng khám riêng: Số 15, Ngõ 83, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Hà Nội
Số điện thoại: 090.411.3629
+ Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn: Trưởng bộ môn Tâm thần, trường Đại học Y Hà Nội
Viện Sức Khỏe Tâm Thần – Bệnh Viện Bạch Mai
Nhà riêng: Số 6, Lô N8B, Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: 091.511.842
Email: nvtuannimhvn@hmu.edu.vn
Chúc bạn khỏe. Lúc đi khám bạn nhớ hỏi liều thấp nhất có thể nhé.
Linh
ThíchThích