Dòng chảy

“Every river has its flow. The more scared you are of water, the more water will seem to drown you. You just have to relax and flow with the water.” – Shigure Kōsaka, History’s Strongest Disciple Kenichi.

(Tạm dịch: “Mọi con sông đều có dòng chảy của nó. Bạn càng sợ nước thì dòng nước sẽ càng như sắp nhấn chìm bạn. Trong khi đó, bạn chỉ cần thả lỏng, thư giãn và trôi theo dòng nước.”)

Suy nghĩ, cảm xúc cũng vậy. Mỗi khi chúng ta cảm thấy mọi thứ quá tải, quá sức chịu đựng, quá lo lắng, tức giận, buồn bã hay sợ hãi, hoặc ám ảnh bởi một điều gì đó; hãy cảm nhận cơ thể mình có đang gồng lên theo những suy nghĩ đó hay không? Nếu có, bạn hãy thử thả lỏng cơ thể, chậm rãi hít thở sâu và thả trôi những suy nghĩ đó theo hơi thở của bạn. Hãy để ý phần bụng (dạ dày), phần vai, hoặc bắp tay – xem chúng có như đang căng lên hay gồng lên không. Sau đó hãy từ từ thả lỏng từng phần một.

11165104_1596457057289944_2646803208223220754_o

Suy nghĩ, cảm xúc chỉ là sản phẩm của não bộ chúng ta khi đang căng thẳng, nó không có sức mạnh hay “bắt ép” chúng ta phải hành động theo những suy nghĩ đó. Không phải mọi suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân chúng ta đều đúng, đôi khi nó chỉ là “báo động giả” (false alarm). Điều tốt nhất là hãy kệ cho những suy nghĩ, cảm xúc ấy rong chơi trong đầu. Mỗi khi những suy nghĩ hay cảm giác khó chịu xuất hiện, hãy thầm cảm ơn cơ thể (hoặc não bộ) đã cố gắng cảnh báo chúng ta khỏi những nguy hiểm tiềm tàng hoặc do căng thẳng kéo dài. Đó cũng là hệ quả của việc sinh ra nhiều Adrenaline (nội tiết tố căng thẳng) khi chúng ta lo lắng. Và đó là một trong những điều hết sức tự nhiên, hết sức bình thường của tâm lý con người. Vì vậy, thay vì cố gắng xua đuổi những suy nghĩ, cảm xúc đó, hay cố gắng quên đi thì hãy có một tâm lý đón nhận, bình thản trước những cảm xúc ấy. Coi nó như một phần cơ thể, một phần của bản thân bạn.

Có một nghịch lý rất đơn giản trong tâm lý học, đó là: Nếu ai đó đố bạn hãy thử không nghĩ đến con voi, kết cục là bạn lại càng nghĩ đến nó. Nhưng nếu đổi câu đố thành: “Bạn không được nghĩ gì khác ngoài con voi”, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy rất nhiều những suy nghĩ khác dần xuất hiện trong đầu (và tự nhiên việc “chỉ nghĩ đến con voi” sẽ trở nên rất khó). Bài học rút ra ở đây chính là, đối với suy nghĩ hay cảm xúc, càng đẩy nó đi thì chúng ta lại càng vô tình gán nhãn “nguy hiểm” và báo lại cho não bộ, từ đó não bộ sẽ càng sản sinh ra Adrenaline, khiến chúng ta càng thấy những suy nghĩ, cảm xúc đó trở nên khó chịu, choáng ngợp. Thay vì vậy, hãy nghĩ rằng “không sao, chỉ là chút khó chịu thôi, rồi mình sẽ ổn” – cách nghĩ này không chỉ giúp những căng thẳng của chúng ta thường ngày trở nên nhỏ bé; mà còn giúp những người bị rối loạn tâm lý nặng khác có thể hiểu và hồi phục nhanh hơn.

Trên đây là chút kinh nghiệm và hiểu biết của mình về việc quản lý cảm xúc và suy nghĩ. Tốt nhất, hãy coi nó như cơn gió thoáng qua, mặc dù nhiều khi bạn sẽ cảm thấy nó nặng như chì vậy, thậm chí rất đáng sợ – nhưng rốt cuộc, suy nghĩ chỉ là suy nghĩ mà thôi. Không hơn, không kém.

– KLinh –

Ảnh minh họa: Mikael Svensson

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s